Em được tòa án triệu tập lên Tòa làm chứng do vô tình chứng kiến 1 vụ đánh nhau. Em sợ người ta sẽ tìm đến nhà trả thù nên không muốn đi ra tòa làm chứng. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi được triệu tập lên Tòa làm chứng có được từ chối không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Kim Nhã - Tiền Giang

"> Em được tòa án triệu tập lên Tòa làm chứng do vô tình chứng kiến 1 vụ đánh nhau. Em sợ người ta sẽ tìm đến nhà trả thù nên không muốn đi ra tòa làm chứng. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi được triệu tập lên Tòa làm chứng có được từ chối không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Kim Nhã - Tiền Giang

">

Được triệu tập lên Tòa làm chứng có được từ chối không?

Em được tòa án triệu tập lên Tòa làm chứng do vô tình chứng kiến 1 vụ đánh nhau. Em sợ người ta sẽ tìm đến nhà trả thù nên không muốn đi ra tòa làm chứng. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi được triệu tập lên Tòa làm chứng có được từ chối không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Kim Nhã - Tiền Giang

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau: 

1. Người làm chứng có quyền:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Người làm chứng có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

==> Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, do bạn sợ người khác tìm đến nhà trả thù nên không muốn lên Tòa làm chứng. Trường hợp này có thể được xem là trở ngại khách quan nên không thể tham gia tố tụng. Bạn cần soạn đơn xin vắng mặt. Nội dung đơn xin vắng mặt nêu rõ lý do và bản tự khai gửi đến Tòa án.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;