Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với pháp nhân thương mại phạm tội không? Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với pháp nhân thương mại phạm tội không? Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ, Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón

Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với pháp nhân thương mại phạm tội không?

Liên quan đến xử phạt chính về hình sự thì có áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo đối với pháp nhân thương mại phạm tội không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 33 Bộ luật hình sự 2015 quy định các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, đối với hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội đều không có hình phạt cảnh cáo. Do vậy, hình thức này sẽ không được áp dụng.

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ

Nhờ Ban tư vấn của Ngân hàng pháp luật hãy giải đáp giúp tôi vấn đề liên quan tới pháp nhân thương mại. Cụ thể cho tôi hỏi xử lý pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Cảm ơn!

Kim Ngân - Đồng Nai

Trả lời:

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ được quy định tại Khoản 5 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó: 

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy tùy theo mức độ vi phạm và pháp nhân thương mại bị xử lý với hình thức phạt tiền, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón

Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Cảm ơn!

Trả lời:

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón được quy định tại Khoản 6 Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó: 

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; 

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; 

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; 

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

==> Như vậy tùy theo mức độ vi phạm và pháp nhân thương mại bị xử lý với hình thức phạt tiền, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hình phạt tội giết người là bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội nhận hối lộ có bị tử hình không? Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội mua bán trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Người phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tử hình không? Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là bao lâu?
lawnet.vn
Cá độ bóng đá phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm?
lawnet.vn
Ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;