Từ ngày 01/7/2024, một điểm đại lý thanh toán chỉ được giao dịch tối đa 200 triệu/ngày?

Điểm đại lý thanh toán là gì? Từ ngày 01/7/2024, một điểm đại lý thanh toán chỉ được giao dịch tối đa là bao nhiêu? 

Từ ngày 01/7/2024, một điểm đại lý thanh toán chỉ được giao dịch tối đa 200 triệu/ngày?

Tại Điều 5 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có quy định về hạn mức giao dịch như sau:

Hạn mức giao dịch

1. Bên giao đại lý phải có các biện pháp quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác, gồm:

a) Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày;

b) Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý của bên đại lý mở tại bên giao đại lý theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.

2. Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, mỗi một điểm đại lý thanh toán chỉ được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.

Từ ngày 01/7/2024, một điểm đại lý thanh toán chỉ được giao dịch tối đa 200 triệu/ngày? (Hình từ Internet)

Điểm đại lý thanh toán là gì?

Tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có quy định về điểm đại lý thanh toán như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động đại lý thanh toán là việc bên giao đại lý thanh toán ủy quyền cho bên đại lý thanh toán để thực hiện một phần quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

2. Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý).

3. Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).

4. Điểm đại lý thanh toán là nơi tiến hành hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý.

Điểm đại lý thanh toán của tổ chức khác phải là địa điểm kinh doanh của bên đại lý hoặc chi nhánh của bên đại lý.

5. Hợp đồng đại lý thanh toán là thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc thực hiện một phần quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

6. Phí giao đại lý thanh toán là khoản tiền mà bên giao đại lý trả cho bên đại lý để thực hiện nội dung hoạt động được giao đại lý, được hai bên thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, điểm đại lý thanh toán là nơi tiến hành hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý. Điểm đại lý thanh toán của tổ chức khác phải là địa điểm kinh doanh của bên đại lý hoặc chi nhánh của bên đại lý.

Quyền và nghĩa vụ của đại lý thanh toán là gì?

Tại Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có quy định quyền và nghĩa vụ của bên đại lý thanh toán như sau:

(1) Quyền của đại lý thanh toán:

- Từ chối các yêu cầu của bên giao đại lý không được quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán hoặc không đúng quy định pháp luật;

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung hoạt động đại lý thanh toán;

- Hưởng phí giao đại lý thanh toán và lợi ích hợp pháp khác (nếu có) quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán;

- Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Nghĩa vụ của đại lý thanh toán:

- Thực hiện đúng các nội dung hoạt động được giao đại lý quy định tại Điều 4 Thông tư này và thỏa thuận tại hợp đồng đại lý thanh toán;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên giao đại lý về tình hình thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán;

- Thanh toán cho bên giao đại lý các lợi ích hợp pháp (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán;

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý đối với việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong quá trình làm đại lý;

- Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong trường hợp do lỗi của bên đại lý; có trách nhiệm bồi hoàn cho bên giao đại lý các khoản tiền đền bù mà bên giao đại lý đã chi trả, bồi thường cho khách hàng thay cho bên đại lý đối với các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh từ việc bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán và các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh do lỗi của bên đại lý làm lộ thông tin khách hàng, xử lý sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp;

- Trong quá trình làm đại lý, bên đại lý phải thực hiện theo dõi, quản lý tiền, tài sản của bên giao đại lý (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, không được sử dụng tiền, tài sản của bên giao đại lý cho các mục đích kinh doanh khác;

- Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với bên giao đại lý để xử lý tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được thực hiện theo quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;

- Xây dựng quy trình nội bộ để quản lý rủi ro đối với từng hoạt động đại lý cụ thể, bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt; có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán hoặc theo yêu cầu của bên giao đại lý;

- Thông báo cho bên giao đại lý trong trường hợp tạm ngừng giao dịch với khách hàng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ quá 04 giờ trong thời gian giao dịch hàng ngày, nêu rõ lý do và phương án xử lý để đảm bảo hoạt động đại lý thanh toán không bị gián đoạn;

- Lưu trữ, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, hồ sơ, chứng từ và cung cấp cho bên giao đại lý khi có yêu cầu;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 27/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thông tư 20/2024/TT-NHNN về bao thanh toán và dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán của tổ chức tín dụng?
lawnet.vn
Hoạt động cho thuê tài chính của công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính theo Thông tư 26/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thủ tục chấp thuận góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng theo Thông tư 25/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Từ ngày 01/10/2024, quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử được thực hiện thế nào?
lawnet.vn
Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
lawnet.vn
Mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Đã có Thông tư quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 01/7/2024?
lawnet.vn
Cá nhân muốn làm thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;