Sửa đổi phương thức thực hiện môi giới tiền tệ từ ngày 01/7/2024?

Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ từ ngày 01/7/2024 được sửa đổi như thế nào? Khách hàng nào được môi giới tiền tệ?

Sửa đổi phương thức thực hiện môi giới tiền tệ từ ngày 01/7/2024?

Ngày 15/5/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-NHNN có quy định phương thức thực hiện

Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ

Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính và/hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với Điều kiện của các bên, tuân thủ quy định của pháp luật.

Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-NHNN có quy định về phương thức thực hiện môi giới tiền tệ như sau:

Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ

Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ với khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, sẽ có 02 phương thức thực hiện môi giới điện tử bao gồm:

- Giao dịch trực tiếp;

- Giao dịch thông qua phương tiện điện tử.

Sửa đổi phương thức thực hiện môi giới tiền tệ từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Khách hàng nào được môi giới tiền tệ?

Tại Điều 1 Thông tư 17/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-NHNN có quy đinh khách hàng được môi giới tiền tệ như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Bên môi giới tiền tệ (sau đây gọi là bên môi giới) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động môi giới tiền tệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Khách hàng được môi giới tiền tệ (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, đối tượng khách hàng được môi giới ngoại tệ bao gồm:

- Tổ chức tín dụng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Môi giới tiền tệ phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Tại Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-NHNN có quy định nguyên tắc môi giới tiền tệ như sau:

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư 17/2016/TT-NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:

+ Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;

+ Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;

- Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 0% từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ tín dụng nhân dân phải niêm yết các thông tin nào tại trụ sở chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là gì? Thời hạn cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được làm kế toán trưởng của tổ chức tín dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi là? Mục đích của bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/10/2025, đối tượng nào mở tài khoản giao thông?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;