Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch?
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định thu giữ tiền giả:
Điều 5. Thu giữ tiền giả
[...]
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
b) Tiền giả loại mới.
c) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
d) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
3. Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt quy định tại khoản 1 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau về tiền giả:
- Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
- Tiền giả loại mới
- Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch
- Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả
Như vậy, ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện trong một giao dịch có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch? (Hình từ Internet)
Tiền giả được đóng gói, niêm phong thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định đóng gói, bảo quản tiền giả:
Điều 8. Đóng gói, bảo quản tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” trên niêm phong để phân biệt với tiền thật.
2. Đóng gói, niêm phong tiền giả
a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.
c) Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.
3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tiền giả được đóng gói, niêm phong như sau:
- Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong.
- Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong.
Lưu ý: Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó (hoặc túi), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cũng thực hiện đóng gói, niêm phong, ghi rõ số lượng tờ (hoặc miếng) để thuận tiện trong giao nhận.
Cơ quan nào phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Căn cứ Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định phát hành tiền giấy, tiền kim loại:
Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên, ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.