Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 27/2024/TT-NHNN?
Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 27/2024/TT-NHNN?
Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân?
Ngày 28/06/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư 27/2024/TT-NHNN áp dụng đối với đối tượng sau:
- Ngân hàng hợp tác xã
- Quỹ tín dụng nhân dân
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến Giấy phép; tổ chức, quản trị, điều hành, hoạt động của ngân hàng hợp tác xã và việc trích nộp, quản lý, sử dụng quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư 27/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 đồng thời bãi bỏ các quy định sau:
- Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã
- Thông tư 09/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã
- Thông tư 03/2014/TT-NHNN quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 1; Điều 5 Thông tư 21/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 1 Thông tư 24/2023/TT-NHNN sửa đổi các Thông tư liên quan đến nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng
- Điều 2 Thông tư 21/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý
Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân có các hoạt động nào từ ngày 01/7/2024?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên :
Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
1. Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn. Việc xây dựng và nội dung của Quy chế điều hòa vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gửi tiền không kỳ hạn, gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn. Trường hợp rút tiền trước hạn, quỹ tín dụng nhân dân thông báo trước cho ngân hàng hợp tác xã;
b) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên được ngân hàng hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu về vốn để mở rộng tín dụng;
c) Cơ chế lãi suất tiền gửi đảm bảo tính hỗ trợ và lãi suất tiền vay điều hòa vốn phải rõ ràng, minh bạch, không vì mục tiêu lợi nhuận, có tính liên kết giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
...
Như vậy, từ ngày 01/7/2024 quỹ tín dụng nhân dân có các hoạt động sau:
- Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn
- Mở tài khoản thanh toán, cung cấp phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
- Cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản.
- Xây dựng, hỗ trợ phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
- Kiểm tra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện kiểm toán nội bộ đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên
- Cử nhân sự để giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm hoặc quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.
- Ban hành, công bố mẫu sổ tiết kiệm trắng và cung cấp sổ tiết kiệm trắng cho quỹ tín dụng nhân dân để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
- Các hoạt động khác được quy định tại Điều 21 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.
Thời gian hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 27/2024/TT-NHNN quy định thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động:
Thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) tối đa là 99 năm.
2. Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, thời gian hoạt động tối đa của ngân hàng hợp tác xã được ghi trong Giấy phép là 99 năm.