Năm 2024 có những loại thẻ ATM nào? Trên thẻ ATM cần có những thông tin nào?

Năm 2024 có những loại thẻ ATM nào? Trên thẻ ATM cần có những thông tin nào? Thẻ ATM có phải là phương tiện thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng không?

Năm 2024 có những loại thẻ ATM nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN, khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về thẻ ngân hàng như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.

Thẻ trong Thông tư này không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.

...

Thẻ ATM là phương tiện thanh toán do các tổ chức phát hành để thực hiện các giao dịch. Hiện nay, thẻ ATm gồm có các loại sau:

- Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm:

+ Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ)

+ Thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).

Năm 2024 có những loại thẻ ATM nào? Trên thẻ ATM cần có những thông tin nào? (Hình từ Internet)

Trên thẻ ATM cần có những thông tin nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về thông tin trên thẻ như sau:

Trên thẻ ATM (thẻ ngân hàng) sẽ gồm có những thông tin sau:

- Tên tổ chức phát hành thẻ;

Trường hợp trên thẻ có in tên viết tắt hoặc logo thương mại của nhiều tổ chức, thông tin trên thẻ cần thể hiện rõ thẻ này được phát hành bởi tổ chức phát hành thẻ;

- Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà tổ chức phát hành thẻ là thành viên, trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;

- Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);

- Số thẻ;

- Thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;

- Thông tin chủ thẻ;

Ngoài ra, trên thẻ ATM của mỗi tổ chức phát hành còn có thể có một số thông tin khác của tổ chức phát hành thẻ phù hợp với quy định pháp luật.

Thẻ ATM có phải là phương tiện thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng không?

Căn cư quy định Điều 7 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về phương tiện thanh toán như sau:

Phương tiện thanh toán

Các phương tiện thanh toán bao gồm:

1- Tiền mặt: là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.

2- Séc: là lệnh trả tiền do chủ tài khoản lập theo quy định của pháp luật và theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.

3- Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán do người trả tiền lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi người trả tiền mở tài khoản, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

4- Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán do người thụ hưởng lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam uỷ thác thu hộ một số tiền nhất định.

5- Các phương tiện thanh toán khác như thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thẻ ATM hay thẻ ngân hàng là một trong các phương tiện thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng.

Bên cạnh đó còn có một số phương tiện thành toán khác như:

- Tiền mặt

- Séc

- Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi

- Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu

Và một số phương tiện thành toán khác được Ngân hàng nhà nước quy định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 0% từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ tín dụng nhân dân phải niêm yết các thông tin nào tại trụ sở chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là gì? Thời hạn cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được làm kế toán trưởng của tổ chức tín dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi là? Mục đích của bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/10/2025, đối tượng nào mở tài khoản giao thông?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;