Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là gì? Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nào?

Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là gì? Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nào? Quy định về giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên?

Mong được giải đáp. Tôi cảm ơn!

Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ

...

2. Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC) nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước

Theo đó, lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá.

Hình từ Internet

Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước như sau:

Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

1. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:

a) Nghiệp vụ thị trường mở;

b) Nghiệp vụ tái cấp vốn:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; 

c) Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

d) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

đ) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung;

e) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử;

g) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Theo đó, Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:

- Nghiệp vụ thị trường mở;

- Nghiệp vụ tái cấp vốn:

- Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung;

- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử;

- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Quy định về giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước như sau:

Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

...

2. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;

b) Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.

4. Ngân hàng Nhà nước nhận hồ sơ, chứng từ để xử lý các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước muộn nhất đến 15 giờ 30 phút của ngày làm việc. Sau thời điểm này các yêu cầu sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý vào ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp cần kéo dài thời gian nhận hồ sơ, chứng từ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với thành viên để thống nhất thời điểm nhận hồ sơ của ngày làm việc đó.

Theo đó, Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;

- Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Thông tư 27/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thông tư 20/2024/TT-NHNN về bao thanh toán và dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán của tổ chức tín dụng?
lawnet.vn
Hoạt động cho thuê tài chính của công ty tài chính tổng hợp, công ty cho thuê tài chính theo Thông tư 26/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Thủ tục chấp thuận góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng theo Thông tư 25/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Từ ngày 01/10/2024, quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử được thực hiện thế nào?
lawnet.vn
Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng?
lawnet.vn
Mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN?
lawnet.vn
Đã có Thông tư quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 01/7/2024?
lawnet.vn
Cá nhân muốn làm thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;