Khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì ?

Khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì ?

 Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ pháp lý và góc độ kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo phương diện pháp lý, nhìn chung, khái niệm bảo lãnh được hiểu tương đối giống nhau trong pháp luật của các nước. Ví dụ: theo pháp luật Mỹ, bão lãnh được hiểu là thoã thuận trong đó người bão lãnh đồng ý sẽ thực hiệm nghĩa vụ trả nợ của bên  nợ khi bên nợ không trả nợ; bảo lãnh là việc bên hứa thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ. Theo pháp luật Trung Quốc, bảo lãnh được hiểu là hành vi mà căn cứ vào thoã thuận bảo lãnh và chủ nợ, người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc chịu trách nhiệm trước con nợ nếu con nợ không trả được nợ.

Theo pháp luật Dân sự nước ta, bảo lãnh được hiểu là: “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiệm nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được bão lãnh), nếu khi đến thờ hạn mà bên được bão lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.”

Theo Luật tổ chưc tín dụng năm 2010 thì” bão lãnh ngân hàng được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh  về việc tôt chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thoã thuận. Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng có quy định ở Điều 3 khoản 1 có quy định: “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.”

” Cam kết bảo lãnh” là văn bản của tổ chức tín dụng, bao gồm:

– Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

– Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Quan hệ giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh : là quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh; quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh: là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hành hưởng tín dụng.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/6/2025, tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử phải bảo mật thông tin hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/4/2025, hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 0% từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ tín dụng nhân dân phải niêm yết các thông tin nào tại trụ sở chính?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;