Kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/09/2023

Xin hỏi: Thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được kéo dài đến ngày nào?- Câu hỏi của anh Lý (Tp.HCM).

    • Kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023?
      (ảnh minh họa)
    • Kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023?

      Ngày 20/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

      Tại Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ nội dung sau:

      Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 63/2022/QH15 về nội dung Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội đã thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42/2017/QH14) từ ngày 15 tháng 8 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Tại Nghị quyết 63/2022/QH15, Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu tại Báo cáo số 174/BC-CP ngày 11 tháng 5 năm 2022, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.

      Như vậy, thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được kéo dài đến hết ngày 31/12/2023.

      Thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có thay đổi không?

      Tại Mục 2 Nghị quyết 148/NQ-CP có quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

      2. Triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14

      ...

      c) Bộ Tài chính:

      Tiếp tục thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và quy định pháp luật có liên quan.

      Tại Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể:

      Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm.

      Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

      Kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023? (Hình từ Internet)

      Điều kiện tổ chức tín dụng tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản là gì?

      Tại Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản như sau:

      Xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản

      1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

      a) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

      b) Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      c) Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      d) Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      2. Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.

      Như vậy, điều kiện tổ chức tín dụng tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản bao gồm:

      - Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

      - Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      - Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      - Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn