Giám đốc cty bảo lãnh cho công nhân vay ngân hàng

Xin cho hỏi một giám đốc công ty TNHH có ký hợp đồng liên kết với ngân hàng và có hợp đồng bảo lãnh để công nhân vay tiền. Nếu công nhân không có khả năng trả tiền cho Ngân hàng thì trách nhiệm của người giám đốc như thế nào? Ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa được không? Nếu người giám đốc này không có tài sản để bồi thường  thì cách xử lý như thế nào? Nếu Cty phá sản thì xử lý ra sao? Xin trân trọng cám ơn!

Trong quan hệ vay tài sản này giữa công nhân với Ngân hàng và phía doanh nghiệp là quan hệ dân sự trong việc bảo lãnh để những người công nhân đó được vay tại ngân hàng. Quan trọng là việc ký hợp đồng bảo lãnh đó nhân danh Doanh nghiệp hay nhân danh cá nhân người giám đốc?

Trường hợp nhân danh cá nhân người giám đốc đó thì người giám đốc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình khi những công nhân- những người vay tiền không có khả năng thanh toán.

Trường hợp doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi những người vay tiền không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Dưới đây là quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự bạn có thể tham khảo.

Điều 361. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Điều 362. Hình thức bảo lãnh

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Điều 363. Phạm vi bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 366. Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh

1. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

2. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ tín dụng nhân dân phải niêm yết các thông tin nào tại trụ sở chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là gì? Thời hạn cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được làm kế toán trưởng của tổ chức tín dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi là? Mục đích của bảo hiểm tiền gửi được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/10/2025, đối tượng nào mở tài khoản giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đến ngày 13/09/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Link file sao kê tiền ủng hộ bão số 3 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua tài khoản Vietinbank?
Hỏi đáp Pháp luật
File Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc do ảnh hưởng bão số 3?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;