Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức nào?

Hiện nay đại hội công đoàn được có những hình thức nào? Câu hỏi của bạn Bảo (Bình Định).

Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Đại hội công đoàn các cấp

1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:

a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.

4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:

a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.

b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.

c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.

6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Theo đó, đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.

Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn, theo đó:

- Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.

- Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

 

Công đoàn Việt Nam có những cấp nào?

Căn cứ Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định hệ thống tổ chức công đoàn các cấp

Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp

Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:

1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

b. Công đoàn ngành địa phương;

c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

d. Công đoàn tổng công ty;

đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Như vậy, Công đoàn Việt Nam có các cấp bao gồm:

- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

+ Liên đoàn lao động cấp huyện;

+ Công đoàn ngành địa phương;

+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

+ Công đoàn tổng công ty;

+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mắc bệnh nào thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là ai? Có quyền và trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2026 có cấp Sổ bảo hiểm xã hội bản giấy nữa không? Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm vào lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được tính lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;