Xác định, công bố giá thóc định hướng trong việc điều hành xuất khẩu gạo ra sao?

Xác định, công bố giá thóc định hướng trong việc điều hành xuất khẩu gạo ra sao? Bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào? Liên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng vùng nguyên liệu trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Xác định, công bố giá thóc định hướng trong việc điều hành xuất khẩu gạo ra sao?

Tại Điều 14 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về xác định, công bố giá thóc định hướng trong việc điều hành xuất khẩu gạo như sau:

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định, hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn tỉnh, thành phố ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm.

2. Trên cơ sở giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.

3. Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

2. Bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước trong việc điều hành xuất khẩu như sau:

1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.

4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Liên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng vùng nguyên liệu trong việc điều hành xuất khẩu như thế nào?

Tại Điều 16 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về liên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng vùng nguyên liệu trong việc điều hành xuất khẩu như sau:

1. Khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết với người sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu (sau đây gọi chung là vùng nguyên liệu) theo các phương thức sau:

a) Xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

c) Ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo với hộ nông dân trồng lúa hoặc đại diện của nông dân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật;

d) Các hình thức khác theo quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thương nhân xây dựng vùng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên trong các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

a) Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước;

b) Phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung;

c) Tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ ngày 12/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Black Friday 2024 là ngày nào? Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại ngày Black Friday 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai giá là gì? Hàng hóa, dịch vụ nào thực hiện kê khai giá?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Temu của nước nào? Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;