Bên em đang kí hợp đồng với một công ty không có pháp nhân tại Việt Nam. Em muốn hỏi về điều khoản giải quyết tranh chấp nên dùng trong trường hợp này là Tòa án hay Trọng tài ạ? Ngành nghề của công ty em là Freight Forwarder, bên em bán cước biển cho khách hàng và hợp đồng này là hợp đồng về công nợ ạ.

"> Bên em đang kí hợp đồng với một công ty không có pháp nhân tại Việt Nam. Em muốn hỏi về điều khoản giải quyết tranh chấp nên dùng trong trường hợp này là Tòa án hay Trọng tài ạ? Ngành nghề của công ty em là Freight Forwarder, bên em bán cước biển cho khách hàng và hợp đồng này là hợp đồng về công nợ ạ.

">

Tranh chấp hợp đồng thương mại nên giải quyết tại tòa án hay trọng tài?

Bên em đang kí hợp đồng với một công ty không có pháp nhân tại Việt Nam. Em muốn hỏi về điều khoản giải quyết tranh chấp nên dùng trong trường hợp này là Tòa án hay Trọng tài ạ? Ngành nghề của công ty em là Freight Forwarder, bên em bán cước biển cho khách hàng và hợp đồng này là hợp đồng về công nợ ạ.

Căn cứ: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Trọng tài thương mại 2010.

Đối với các tranh chấp liên quan tới kinh doanh, thương mại thì các bên đều có thể lựa chọn Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết, mỗi phương án sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

 

Tố tụng Tòa án

Tố tụng trọng tài

Ưu điểm

- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.

 

- Mang tính cưỡng chế cao do Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước.

- Mức án phí được quy định rõ ràng.

- Giải quyết bí mật.

- Ngôn ngữ đa dạng, được quyền lựa chọn ngôn ngữ.

- Các bên có quyền lựa chọn địa điển giải quyết tranh chấp.

- Trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên được lựa chọn luật áp dụng.

- Được lựa chọn trọng tài.

- Các quyết định của trọng tài được công nhận quốc tế thông qua công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York 1958.

Hạn chế

- Phán quyết có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

- Quá trình tố tụng có thể bị kéo dài do trải qua nhiều cấp xét xử.

- Không được quyền lựa chọn Thẩm phán xét xử.

- Phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm nên các bên đương sự không có cơ hội kháng cáo , kháng nghị.


Như vậy, trong điều khoản giải quyết tranh chấp bạn có thể chọn Tòa án hoặc trọng tài, mỗi phương án sẽ có ưu nhược điểm riêng.

Trên thực tế với các hợp đồng ký với đối tác nước ngoài thì các bên thường chọn Trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Trường hợp công ty bạn ký hợp đồng với đối tác nước ngoài không có pháp nhân tại Việt Nam và bên bạn là bên soạn thảo hợp đồng thì nên đưa điều khoản xử lý tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam, bởi Trọng tài có ưu thế về bảo mật thông tin, có các trọng tài viên là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực mà công ty bạn kinh doanh, phán quyết là chung thẩm và thời gian giải quyết không kéo dài như tố tụng tại Tòa án.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại chi phí tố tụng theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;