Tổ chức quản lý chợ phải kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa định kỳ 6 tháng/lần?

Tổ chức quản lý chợ phải kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa định kỳ 6 tháng/lần? Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm hiện nay?

Tổ chức quản lý chợ phải kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa định kỳ 6 tháng/lần?

Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 55/2024/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại như sau:

Trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại

1. Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm.

2. Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu.

3. Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa. Cân đối chứng, thiết bị đo lường phải được kiểm định và còn trong thời hạn kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường.

4. Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa, cân đối chứng, thiết bị đo lường trong khu vực chợ, trung tâm thương mại.

5. Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

6. Định kỳ 06 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác.

8. Xử lý vi phạm theo nội quy đã được ban hành theo quy định của pháp luật.

Như vậy, định kỳ 6 tháng/lần, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa.

Tổ chức quản lý chợ phải kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa định kỳ 6 tháng/lần? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm hiện nay?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định về cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra như sau:

Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.

3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.

Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:

- Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn về thực phẩm trên phạm vi cả nước.

- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;

- Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định về nội dung kiểm tra như sau:

Nội dung kiểm tra

...

2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:

a) Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở: Kiểm tra theo nội dung tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;

c) Lấy mẫu thức ăn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ chế biến, ăn uống để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Áp dụng tương tự quy định tại điểm h khoản 1 Điều này trong quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm.

Theo đó, nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm các nội dung dưới đây:

- Hồ sơ về hành chính, pháp lý của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

- Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống về:

+ Điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ;

+ Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Quy trình sản xuất, chế biến;

+ Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên;

+ Vận chuyển và bảo quản thực phẩm;

+ Nguồn nước;

+ Nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm;

+ Lưu mẫu;

+ Các quy định khác có liên quan;

- Lấy mẫu kiểm nghiệm thức ăn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu, sản phẩm phục vụ chế biến, ăn uống để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 15 gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã áp dụng từ ngày 19/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV theo Nghị định 141?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;