Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào? Quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau là gì? Cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Tại Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

2. Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

a) Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;

c) Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.

3. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:

a) Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;

b) Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.

4. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.

5. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

(Hình ảnh minh họa)

Quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau là gì?

Tại Điều 17 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau như sau:

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

Cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 18 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

a) Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng và phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có giá trị hiệu lực không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Trong trường hợp cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp thành 2 hay nhiều bộ, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này có một bộ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới, các bộ còn lại ghi số tham chiếu mới và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Trong trường hợp hàng hóa tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

d) Trong trường hợp do lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó chưa được thu hồi tại thời điểm đề nghị cấp lại, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này lấy số tham chiếu mới, ngày cấp mới và được đánh máy nội dung “THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số tham chiếu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó) DATED (ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó)”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có hiệu lực trong thời hạn không quá 1 năm kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thư chữ ký điện tử là gì? Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là gì? Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh đấu giá viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 19/2024/TT-BTP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản được sửa đổi theo Luật Đấu giá tài sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 172/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Điện lực 2024 áp dụng từ ngày 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ ngày 12/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Black Friday 2024 là ngày nào? Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại ngày Black Friday 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;