Không là hòa giải viên thương mại thì có được làm chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại không?

Không là hòa giải viên thương mại thì có được làm chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại không? Trung tâm hòa giải thương mại không lưu trữ hồ sơ bị xử phạt hành chính như thế nào? Thành lập Trung tâm hòa giải thương mại có thủ tục như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi đã làm hòa giải viên thương mại từ năm 2018 đến tháng 5/2022, hiện tại thì không còn làm hòa giải viên thương mại nữa. Tôi thắc mắc là nếu muốn làm chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại thì bắt buộc phải là hòa giải viên thương mại có đúng không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Không là hòa giải viên thương mại thì có được làm chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại không?

Tại Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định trung tâm hòa giải thương mại như sau:

1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.

Như vậy, theo quy định trên chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại bắt buộc là hòa giải viên thương mại. Hiện tại bạn không là hòa giải viên thương mại thì bạn không thể trở thành chủ tịch của Trung tâm hòa giải thương mại được.

2. Trung tâm hòa giải thương mại không lưu trữ hồ sơ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại ở trong nước và nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; địa điểm, trưởng văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

c) Không đăng báo về việc thành lập trung tâm hòa giải hoặc không gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;

d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý sổ sách, biểu mẫu theo quy định;

e) Không lưu trữ hồ sơ hoà giải thương mại;

g) Không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền việc thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại; tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.

Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.

Do đó, theo quy định trên Trung tâm hòa giải thương mại không lữu trữ hồ sơ hòa giải thương mại thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

3. Thành lập Trung tâm hòa giải thương mại có thủ tục như thế nào?

Tại Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại như sau:

1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Danh sách sáng lập viên;

c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.

Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định của luật về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai giá là gì? Hàng hóa, dịch vụ nào thực hiện kê khai giá?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Temu của nước nào? Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai những thông tin gì trước khi kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá bán điện áp dụng từ ngày 11/10/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;