Giải pháp về tổ chức, bộ máy theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/06/2022
    • Giải pháp tổ chức, bộ máy theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

      Căn cứ Tiểu mục 1 Mục VI Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp tổ chức, bộ máy theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

      a) Tổ chức hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, thống nhất điều phối quốc gia một cách đồng bộ về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Kiện toàn và tổ chức hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do người đứng đầu làm Trưởng ban, cơ quan thường trực là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin/chuyển đổi số (đối với bộ, cơ quan trung ương) hoặc Sở Thông tin và Truyền thông (đối với địa phương).

      b) Tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng khối phố, thôn, bản với các tổ viên là cán bộ kiêm nhiệm và các thành viên tại chỗ năng nổ, nhiệt tình, được đào tạo về kỹ năng số để phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”, hình thành mạng lưới triển khai công nghệ rộng khắp trên toàn quốc.

      c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương phù hợp với nội hàm quản lý, thúc đẩy chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam, bảo đảm đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phát huy vai trò của các bên trong phát triển kinh tế số và xã hội số.

      d) Tổ chức, phân công các đơn vị là đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

      Giải pháp nghiên cứu, phát triển theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

      Theo Tiểu mục 4 Mục VI Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp nghiên cứu, phát triển theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

      a) Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

      b) Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ số mới để tạo ra những nền tảng, sản phẩm, dịch vụ số mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

      c) Tổ chức tìm kiếm, có chính sách hấp dẫn để chiêu mộ những chuyên gia hàng đầu về công nghệ số mới, công nghệ lõi, nền tảng số ở trong nước và nước ngoài về Việt Nam nghiên cứu phát triển, đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo về kinh tế số, đặc biệt là kinh tế số nền tảng và kinh doanh trực tuyến trên toàn quốc.

      d) Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học công nghệ và sử dụng Quỹ này để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số doanh nghiệp. Nới lỏng và đơn giản hóa các quy định về trích lập và chi tiêu Quỹ khoa học công nghệ cho mục tiêu chuyển đổi số doanh nghiệp.

      đ) Xây dựng các khu nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp phát triển kinh tế số: hỗ trợ thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, ươm tạo, khởi nghiệp về kinh tế số; hình thành các trung tâm xúc tiến chuyển đổi số tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; thí điểm áp dụng các mô hình doanh nghiệp công nghệ chuyên ngành tham gia cung cấp các dịch vụ chuyên môn các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo; khảo sát, lập danh mục các doanh nghiệp có mô hình ngành nghề mới dựa trên ứng dụng và phát triển công nghệ số để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ phát triển.

      e) Đầu tư nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới, mô hình mẫu về chuyển đổi số, kinh tế số; xây dựng các doanh nghiệp chuyển đổi số điển hình, các mô hình mẫu, ứng dụng mẫu chuyển đổi số phù hợp đặc trưng của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; thúc đẩy các doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp hạt nhân đầu tư nghiên cứu, xây dựng các nền tảng số chuyên ngành, hỗ trợ chuyển giao cho các đối tác cùng ứng dụng, kết nối, chia sẻ, dẫn dắt chuyển đổi số chuỗi cung ứng, đưa chuỗi ngành nghề lên tầm cao mới; phối hợp đa ngành giữa doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp nền tảng, doanh nghiệp công nghệ tài chính để thiết lập nền tảng chuyển đổi số, kiến tạo hệ sinh thái mới.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn