Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?

Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh? Các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện là các nhà máy nào?

Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (sau đây viết tắt là thị trường điện) bao gồm các quy định chính sau đây:

- Đăng ký tham gia thị trường điện

- Lập kế hoạch vận hành thị trường điện

- Cơ chế chào giá

- Cơ chế lập lịch huy động

- Đo đếm điện năng trong thị trường điện

- Xác định giá thị trường và tính toán thanh toán

- Công bố thông tin

- Giám sát vận hành thị trường điện

- Trách nhiệm của các đơn vị tham gia thị trường điện

Thông tư 21/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 25/11/2024 và áp dụng đối với các đơn vị tham gia thị trường điện sau đây:

- Đơn vị mua buôn điện.

- Đơn vị phát điện.

- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia - NSMO).

- Đơn vị truyền tải điện.

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?

Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh? (Hình từ Internet)

Các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện là các nhà máy nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định trách nhiệm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện:

Điều 4. Trách nhiệm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện
[...]
3. Các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện bao gồm:
a) Nhà máy điện BOT còn hiệu lực hợp đồng;
b) Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này);
c) Nhà máy nhiệt điện có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép gián tiếp tham gia thị trường điện;
d) Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần hoặc không bán sản lượng điện lên hệ thống điện quốc gia (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này);
đ) Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;
e) Các nguồn điện nhập khẩu;
g) Nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ phải phát và khởi động nhanh theo danh sách công bố hàng năm;
h) Các nhà máy vận hành theo cơ chế chi phí tránh được còn hiệu lực hợp đồng.
[...]

Như vậy, các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện bao gồm:

- Nhà máy điện BOT còn hiệu lực hợp đồng

- Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện.

- Nhà máy nhiệt điện có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép gián tiếp tham gia thị trường điện

- Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần hoặc không bán sản lượng điện lên hệ thống điện quốc gia

- Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

- Các nguồn điện nhập khẩu

- Nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ phải phát và khởi động nhanh theo danh sách công bố hàng năm

- Các nhà máy vận hành theo cơ chế chi phí tránh được còn hiệu lực hợp đồng.

Lưu ý: Trừ nhà máy điện có công suất đặt đến 30 MW đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện có công suất đặt từ 10 MW trở lên, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng điện lên hệ thống điện quốc gia được quyền lựa chọn trực tiếp tham gia thị trường điện.

Hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực có các quy định chủ yếu nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 quy định hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực:

Điều 21. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực
1. Các quy định chủ yếu về hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:
a) Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường điện lực phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực;
b) Đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;
c) Điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực;
d) Quy trình xử lý sự cố;
đ) Mua bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;
e) Chào giá và xác định giá thị trường;
[...]

Như vậy, hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực có các quy định chủ yếu sau:

- Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường điện lực phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực

- Đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện

- Điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực

- Quy trình xử lý sự cố

- Mua bán điện giao ngay trên thị trường điện lực

- Chào giá và xác định giá thị trường

- Lập hoá đơn và thanh toán giữa các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ

- Cung cấp các dịch vụ phụ trợ và giá dịch vụ phụ trợ

- Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hoạt động mua bán điện và các dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực

- Cung cấp, công bố thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;