Có bao nhiêu loại chợ được phân loại theo phương thức kinh doanh? Nội quy chợ phải có những nội dung chính nào?

Có bao nhiêu loại chợ được phân loại theo phương thức kinh doanh? Nội quy chợ phải có những nội dung chính nào?

Có bao nhiêu loại chợ được phân loại theo phương thức kinh doanh?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ:

Phân loại chợ

1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh:

a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây:

Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.

Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

Hạng mục công trình bao gồm:

Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;

Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;

Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.

Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.

b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.

...

Như vậy, có 02 loại chợ được phân loại theo phương thức kinh doanh. Cụ thể như sau:

[1] Chợ đầu mối là chợ tập trung hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh để phân phối tới các chợ và các kênh phân phối, lưu thông khác.

[2] Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.

Có bao nhiêu loại chợ được phân loại theo phương thức kinh doanh? Nội quy chợ phải có những nội dung chính nào? (Hình từ Internet)

Nội quy chợ phải có những nội dung chính nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây:

- Thời gian mở cửa

- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ

- Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ

- Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ

- Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ

- An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai

- An ninh, trật tự tại chợ

- Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

- Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử

- Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ

- Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ

- Các quy định khác

Chủ đầu tư xây dựng chợ có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ như sau:

[1] Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:

- Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

[2] Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:

- Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;

- Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;

- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);

- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc:

+ Xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển

+ Bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm

+ Xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;

- Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ ngày 12/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Black Friday 2024 là ngày nào? Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại ngày Black Friday 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê khai giá là gì? Hàng hóa, dịch vụ nào thực hiện kê khai giá?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Temu của nước nào? Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;