Chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý không?

Chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý không? Bên đại lý có được ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ không? Bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý thương mại không bắt buộc là thương nhân đúng không?

Chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý không?

Việc chuyển giao hàng hóa, tiền cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa, tiền đó không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Thông, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, đại lý thương mại là gì? Các hình thức đại lý thương mại được quy định cụ thể ra sao? Việc chuyển giao hàng hóa, tiền cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa, tiền đó không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm đại lý thương mại được quy định cụ thể như sau:

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 169 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức đại lý thương mại được quy định cụ thể như sau:

- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

- Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

Điều 170 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền sở hữu trong đại lý thương mại như sau: Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý.

Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì việc chuyển giao tài sản, tiền cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại không làm mất đi quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa, số tiền đó. Bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền đã giao cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại.

Bên đại lý có được ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ không?

Xin chào, tôi có nhận làm đại lý cho một công ty sản xuất mỳ sợi. Hợp đồng đại lý chỉ ấn định giá bán hàng đại lý cho tôi. Xin hỏi trường hợp này tôi có được quyết định giá bán cho khách hàng không? Xin được giải đáp

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 171 Luật Thương mại 2005 về thù lao đại lý như sau:

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường."

Như vậy, trong trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì bên đại lý được ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ấn định giá bán của các sản phẩm mỳ sợi bán đại lý của bạn cho khách hàng.

Bên đại lý sẽ được hưởng chênh lệch giá, mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

Bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý thương mại không bắt buộc là thương nhân đúng không?

Bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý thương mại không bắt buộc là thương nhân đúng không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, khái niệm đại lý thương mại được quy định cụ thể ra sao? Bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý thương mại không bắt buộc là thương nhân đúng không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm đại lý thương mại được quy định cụ thể như sau:

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 167 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

- Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

- Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Căn cứ quy định Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý thương mại bắt buộc phải là thương nhân.

Ngoài ra, bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại cũng bắt buộc phải là thương nhân.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm, hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng đa cấp là gì? Tổ chức bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng dự án bất động sản là gì? Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Mẫu đơn đăng ký hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;