Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?

Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam? Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm những ai?

Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?

Ngày 26/10/2024, Bộ Công thương ban hành Công văn 8598/BCT-TMĐT năm 2024 đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688... đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật, Bộ Công Thương yêu cầu Thủ trưởng các Đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
- Tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688... nói riêng. Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Thời gian thực hiện: trong tháng 10/2024.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn TMĐT chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Thời gian thực hiện: trong tháng 10/2024.
- Chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp. Thời gian thực hiện: trong tháng 10/2024.
[...]

Theo đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp. Thời gian thực hiện: trong tháng 10/2024.

Ngoài ra, tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688... nói riêng.

Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Thời gian thực hiện: trong tháng 10/2024.

Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam?

Bộ Công thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm những ai?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 52/2023/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định chủ chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại điện tử theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử:

Điều 26. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
[...]

Như vậy, hoạt động thương mại điện tử theo nguyên tắc sau:

[1] Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

[2] Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

[3] Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

[4] Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

[5] Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;