Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2023 như thế nào?

Xin hỏi nội dụng quy định thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa XK, NK qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2023 thực hiện như thế nào? - Hạ Vũ (Hải Phòng).

Thời gian thực hiện Đề án thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2023 trong bao lâu?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Đề án Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-TCHQ năm 2023 quy định:

Thời gian thực hiện Đề án thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2023 sẽ bắt đầu từ háng 01/2023 đến tháng 12/2023.

Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2023 là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục III Đề án Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-TCHQ năm 2023 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tham gia thí điểm như sau:

1) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia thí điểm

- Được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và được ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và thu khác ngân sách nhà nước.

Để đảm bảo hệ thống kết nối được với Cổng thanh toán điện tử hải quan thì giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo có ít nhất 2 dịch vụ:

+ Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử

+ Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ

- Các ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan có văn bản đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và thu khác ngân sách nhà nước.

- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các chuẩn thông điệp để kết nối với hệ thống hải quan, ngân hàng thương mại phối hợp thu.

2) Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, đã triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 có văn bản gửi Tổng cục Hải quan và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc đảm bảo các khoản nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế thực hiện qua ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.

(Hình từ Internet)

Quy trình thu thuế và các khoản thu khác ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện như thế nào?

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-TCHQ năm 2023 quy định Quy trình thu thuế và các khoản thu khác ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:

Bước 1: Lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước trên hệ thống hoặc ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Người nộp thuế đăng nhập vào hệ thống hoặc ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cập nhật thông tin người nộp thuế để truy vấn thông tin các khoản phải nộp tiền (chi tiết theo người nộp, mã hải quan, mã Kho bạc Nhà nước nơi cơ hải quan mở tài khoản, mã ngân hàng trích nợ, số tiền chi tiết theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách nhà nước... và một số chỉ tiêu khác liên quan đến hệ thống).

Người nộp thuế kiểm tra các thông tin phải nộp: được phép lựa chọn số tiền sẽ nộp, phương tiện thanh toán (thẻ/tài khoản/QR/Ví điện tử...) trên hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tiếp tục Bước 2.

Bước 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi và phản hồi thông tin nộp ngân sách nhà nước đến hệ thống hải quan.

Hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi thông điệp tra cứu đến hệ thống hải quan

* Trường hợp thông tin tra cứu hợp lệ

Sau khi hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan phản hồi tới tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông tin nợ các khoản khác của hồ sơ, nếu phù hợp thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán (thẻ/tài khoản/QR/Ví điện tử...) theo đề nghị của người nộp thuế hoặc gửi thông điệp đến ngân hàng nơi người nộp thuế có tài khoản thanh toán để thực hiện trích tiền theo đề nghị của người nộp thuế. Sau khi tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện trích tiền của người nộp thuế thành công và chuyển đến ngân hàng bảo lãnh - TGTT thì chuyển sang Bước 3.

* Trường hợp có sai lệch thì xử lý:

- Sai số tiền, tên người nộp thuế, địa chỉ: thông tin cho người nộp thuế và đề nghị sửa đổi, nhập lại thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với dữ liệu của Cổng thanh toán điện tử hải quan.

- Trường hợp người nộp thuế kê khai số tiền thấp hơn hoặc cao hơn số tiền trong cơ sở dữ liệu của Cổng thanh toán điện tử hải quan thì người nộp thuế xem xét cập nhật lại số tiền phải nộp.

Bước 3: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển thông tin nộp tiền đến ngân hàng bảo lãnh - TGTT.

- Nếu chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp và ngân hàng bảo lãnh - TGTT chấp nhận lệnh nộp ngân sách nhà nước theo đúng lệnh thanh toán người nộp thuế đã lập giấy nộp tiền/Bảng kê trên hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì thực hiện trích chuyển tiền theo lệnh thanh toán và thực hiện tiếp theo Bước 4.

- Trường hợp, chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phù hợp hoặc không thực hiện được do số dư không đảm bảo, hoặc ngân hàng bảo lãnh - TGTT không chấp nhận lệnh thanh toán, ngân hàng bảo lãnh - TGTT có thông báo tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để chuyển đến người nộp thuế biết và sửa đổi các thông tin phù hợp.

Bước 4: Ngân hàng bảo lãnh - TGTT phản hồi thông tin đến Cổng thanh toán điện tử hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Ngay khi ngân hàng bảo lãnh - TGTT nhận thông tin thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến có gắn chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chuyển ngay thông tin đến Cổng thanh toán điện tử hải quan (4a).

- Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm trước giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng bảo lãnh - TGTT thực hiện theo thông tin nộp tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đặt tại ngân hàng ủy nhiệm thu hoặc qua kênh thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời phản hồi thông tin nộp tiền cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (4b).

- Trường hợp thông điệp nộp tiền vào thời điểm sau giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng bảo lãnh - TGTT thực hiện theo thông tin nộp tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nộp ngân sách nhà nước vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo (trừ ngày làm việc cuối cùng của năm), đồng thời chuyển ngay tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản thu của Kho bạc Nhà nước. Đối với ngày làm việc cuối cùng của năm phải phối hợp ngân hàng ủy nhiệm thu để hạch toán và truyền chứng từ ngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm (4b).

+ Ngân hàng bảo lãnh - TGTT phản hồi thông tin kết quả thực chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đến tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (4c).

Việc truyền thông điệp về chứng từ liên quan đến thu ngân sách nhà nước được thực hiện online với cơ quan hải quan và phải đảm bảo đồng bộ, đầy đủ toàn vẹn dữ liệu hạch toán tại các bên liên quan đến chứng từ thanh toán.

Bước 5: Trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa:

Sau khi nhận được thông điệp do ngân hàng bảo lãnh - TGTT gửi đến Cổng thanh toán điện tử hải quan, hệ thống của hải quan tự động kiểm tra thông tin giấy nộp tiền, số tiền thuế đã nộp do ngân hàng bảo lãnh - TGTT chuyển đến với thông điệp do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi, nếu phù hợp hệ thống xử lý ngay và thực hiện trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Bước 6: Cuối giờ làm việc hoặc đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước gửi bảng kê gắn chữ ký số giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính; cơ quan hải quan căn cứ bảng kê gắn chữ ký số cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế quá hạn bao nhiêu ngày thì bị phạt tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi có quyết định thanh, kiểm tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, bãi bỏ một nội dung bắt buộc trên chứng từ kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của thiết bị dùng để giảng dạy và học tập là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, hoạt động nghệ thuật biểu diễn truyền thống, dân gian chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;