Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và hướng dẫn kê khai?

Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và hướng dẫn kê khai?

Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và hướng dẫn kê khai?

Căn cứ 02-ĐK-TCT Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định mẫu tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và kê khai như sau:

1. Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của tổ chức theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức Việt Nam) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).

2. Thông tin đại lý thuế: Ghi đầy đủ các thông tin của đại lý thuế trong trường hợp Đại lý thuế ký hợp đồng với người nộp thuế để thực hiện thủ tục đăng ký thuế thay cho người nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

3. Địa chỉ trụ sở chỉnh: Ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường/phố, tổ/xóm/ấp/thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố của người nộp thuế, số điện thoại, số Fax (nếu có) thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax theo thông tin địa chỉ sau:

- Địa chỉ trụ sở chính của người nộp thuế là tổ chức.

- Địa chỉ nơi kinh doanh trong chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ khu kinh tế cửa khẩu đối với người nộp thuế là tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam.

- Địa chỉ nơi diễn ra hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đối với hợp đồng dầu khí.

- Người nộp thuế phải kê khai đầy đủ, chính xác thông tin email. Địa chỉ email này dùng làm tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử.

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu người nộp thuế là tổ chức có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính tại chỉ tiêu 3 nêu trên thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ.

5. Quyết định thành lập:

- Đối với người nộp thuế là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của tổ chức có quyết định thành lập: Ghi rõ số quyết định, ngày ban hành quyết định và cơ quan ban hành quyết định.

- Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hợp đồng dầu khí: Ghi rõ số hợp đồng, ngày ký hợp đồng, để trống phần cơ quan ra quyết định.

6. Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy từ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐKKD của nước có chung biên giới với Việt Nam cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam), Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của Việt Nam).

Riêng thông tin "cơ quan cấp" Giấy chứng nhận ĐKKD: ghi tên nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD (Lào, Campuchia, Trung Quốc).

7. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo ngành nghề kinh doanh trên Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với người nộp thuế là tổ chức của Việt Nam) và Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).

Lưu ý: chỉ ghi 1 ngành nghề chính thực tế kinh doanh.

8. Vốn điều lệ:

Nếu trên Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp có vốn thì ghi (ghi rõ loại tiền, phân loại nguồn vốn theo chủ sở hữu, tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn), nếu không có vốn thì để trống thông tin này.

9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Kê khai ngày người nộp thuế bắt đầu hoạt động thực tế nếu khác với ngày cấp mã số thuế.

10. Loại hình kinh tế: Đánh dấu X vào 1 trong những ô tương ứng.

11. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.

12. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.

13. Thông tin về đơn vị chủ quản hoặc đơn vị quản lý trực tiếp: Ghi rõ tên, mã số thuế của đơn vị chủ quản hoặc đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị phụ thuộc.

14. Thông tin người đứng đầu đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh: Kê khai thông tin chi tiết của người đứng đầu đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh của tổ chức.

Trường hợp người đứng đầu đơn vị phụ thuộc/địa điểm kinh doanh là người Việt Nam thì khai số định danh cá nhân tại chỉ tiêu 14d và không phải kê khai chỉ tiêu 14đ, 14e.

Cơ quan thuế tự động tích hợp thông tin “địa chỉ thường trú”, “địa chỉ hiện tại” của cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đưa vào chỉ tiêu 14đ, 14e.

15. Phương pháp tính thuế GTGT: Đánh dấu X vào ô tương ứng của chỉ tiêu này.

16. Thông tin về các đơn vị liên quan:

- Nếu người nộp thuế có địa điểm kinh doanh, kho hàng phụ thuộc không có chức năng kinh doanh thì đánh dấu X vào ô “Có địa điểm kinh doanh, kho hàng phụ thuộc”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các địa điểm kinh doanh” mẫu số BK03-ĐK-TCT.

- Nếu người nộp thuế có hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài” mẫu số BK04-ĐK-TCT.

- Nếu người nộp thuế có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí” mẫu số BK05-ĐK-TCT (đối với hợp đồng dầu khí).

17. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, số định danh cá nhân (đối với người Việt Nam) hoặc mã số thuế cá nhân (đối với người nước ngoài), số điện thoại liên lạc và email của Giám đốc và Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của người nộp thuế.

18. Tình trạng trước khi tổ chức lại tổ chức (nếu có): Nếu người nộp thuế đăng ký thuế do chia/tách/hợp nhất tổ chức, hoặc chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác, hoặc chuyển đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản thành đơn vị phụ thuộc của đơn vị chủ quản khác thì đánh dấu X vào một trong các ô tương ứng của chỉ tiêu này và phải ghi rõ mã số thuế đã cấp trước đó của đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế bị chia, bị tách, bị hợp nhất, đơn vị bị chuyển đổi.

19. Phần người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế ký, ghi rõ họ tên: Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế phải ký, ghi rõ họ tên vào phần này.

20. Đóng dấu của người nộp thuế: Trường hợp người nộp thuế có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì phải đóng dấu vào phần này (trừ trường hợp nộp hồ sơ theo phương thức điện tử).

Trường hợp người nộp thuế không có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì chưa phải đóng dấu trên tờ khai đăng ký thuế. Khi người nộp thuế đến nhận kết quả phải bổ sung việc đóng dấu cho cơ quan thuế.

21. Nhân viên đại lý thuế: Trường hợp đại lý thuế kê khai thay cho người nộp thuế thì kê khai vào thông tin này.

Tải về Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế

Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và hướng dẫn kê khai?

Mẫu 02-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và hướng dẫn kê khai? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế:

Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, người nộp thuế có trách nhiệm:

- Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

- Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;

- Giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

- Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

- Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.

- Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.

- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Khi nào thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế?

Căn cứ khoản 1 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019 quy định kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế:

Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau:
a) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;
[...]

Theo đó, việc kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

- Kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;