Mẫu 01/XSBHĐC tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80?
Mẫu 01/XSBHĐC tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80 là mẫu nào? Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh là bao nhiêu?
Mẫu 01/XSBHĐC tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80?
Căn cứ Mẫu 01/XSBHĐC Phụ lục 2 Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Mẫu 01/XSBHĐC tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với doanh nghiệp xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý bán đúng giá; doanh nghiệp bảo hiểm trả phí tích lũy bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác
Mẫu 01/XSBHĐC tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80? (Hình từ Internet)
Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định thuế đối với cá nhân kinh doanh:
Thuế đối với cá nhân kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Thuế suất:
a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Như vậy, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân gồm những khoản nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân gồm những khoản sau:
[1] Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
[2] Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản sau:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.