Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào? Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào? Kiểm tra chi tiết hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế, đối chiếu với quy định của pháp luật có liên quan hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
Mong nhận được sự hỗ trợ!
Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Tại Điều 3 Mục 1 Chương I Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
1. Đối với Danh mục miễn thuế điện tử gửi qua Hệ thống VNACCS
a) Trường hợp yêu cầu chủ dự án bổ sung, giải trình
a.1) Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này kèm hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
a.2) Nhập thông tin chỉ dẫn bổ sung, giải trình vào Hệ thống và phản hồi cho chủ dự án qua nghiệp vụ CTL (Mã I).
a.2.1) Trường hợp chủ dự án thực hiện bổ sung, giải trình
Trường hợp chủ dự án hoặc người được chủ dự án ủy quyền giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan, công chức xử lý hồ sơ lập biên bản làm việc theo mẫu số 12/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Sau khi chủ dự án bổ sung, giải trình, công chức xử lý hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2, Điều 3 Quy trình này.
a.2.2) Trường hợp chủ dự án không thực hiện bổ sung, giải trình
Quá thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan phản hồi thông qua Hệ thống VNACCS nhưng chủ dự án không thực hiện bổ sung, giải trình, cơ quan hải quan thông báo cho chủ dự án về việc không đủ cơ sở để tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
b) Trường hợp đủ điều kiện tiếp nhận Danh mục miễn thuế
b.1) Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này kèm hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
b.2) Cấp mã số quản lý chung theo cấu trúc: Mã đơn vị đăng ký Danh mục miễn thuế-Năm đăng ký-số thứ tự (Ví dụ: 34CC-2015-0001).
Mã số quản lý chung là mã số được cấp theo từng dự án miễn thuế. Mỗi dự án có thể có nhiều Danh mục miễn thuế điện tử. Việc cấp mã số quản lý chung được theo dõi bằng sổ ngoài Hệ thống VNACCS và cập nhật vào tiêu chí “Mã số quản lý chung” khi thực hiện phê duyệt Danh mục miễn thuế điện tử.
b.3) Nhập thông tin kết quả xử lý vào Hệ thống VNACCS và phản hồi cho chủ dự án qua nghiệp vụ CTL (mã A).
b.4) Trường hợp cần lưu ý cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thực hiện kiểm tra chi tiết (Ví dụ: Kiểm tra điều kiện tạo tài sản cố định; kiểm tra điều kiện hàng hóa trong nước chưa sản xuất được;...) công chức xử lý hồ sơ thực hiện:
- Tại Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này, công chức xử lý hồ sơ báo cáo Lãnh đạo đơn vị các nội dung cần lưu ý cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan để thực hiện kiểm tra chi tiết;
- Tại phần ghi chú của cơ quan hải quan trên Danh mục miễn thuế, công chức xử lý hồ sơ ghi rõ các nội dung cần lưu ý để cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thực hiện kiểm tra chi tiết.
c) Trường hợp không tiếp nhận Danh mục miễn thuế
c.1) Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này kèm hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
c.2) Nhập thông tin vào Hệ thống VNACCS về việc không tiếp nhận Danh mục miễn thuế (hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế) và phản hồi cho chủ dự án qua nghiệp vụ CTL (mã N).
Công chức xử lý hồ sơ chuyển toàn bộ các chứng từ giấy kèm theo hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đến bộ phận văn thư để gửi trả cho chủ dự án.
2. Đối với Danh mục miễn thuế bản giấy
a) Trường hợp yêu cầu chủ dự án bổ sung, giải trình
a.1) Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình, dự thảo thông báo gửi chủ dự án về việc bổ sung, giải trình hồ sơ theo mẫu số 05/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BTC kèm hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
a.2) Công chức xử lý hồ sơ chuyển thông báo về việc bổ sung, giải trình hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đến bộ phận văn thư để gửi cho chủ dự án.
a.2.1) Trường hợp chủ dự án thực hiện bổ sung, giải trình
Trường hợp chủ dự án hoặc người được chủ dự án ủy quyền giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan, công chức xử lý hồ sơ lập biên bản làm việc theo mẫu số 12/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BTC.
Sau khi chủ dự án bổ sung, giải trình hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế, công chức xử lý hồ sơ thực hiện tuần tự các công việc theo hướng dẫn tại Điều 2, Điều 3 Quy trình này.
a.2.2) Trường hợp chủ dự án không thực hiện bổ sung, giải trình
Quá thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nhận được thông báo bản giấy của cơ quan hải quan về việc bổ sung, giải trình hồ sơ nhưng chủ dự án không thực hiện bổ sung, giải trình, cơ quan hải quan thông báo cho chủ dự án về việc không đủ cơ sở để tiếp nhận Danh mục miễn thuế.
b) Trường hợp đủ điều kiện tiếp nhận Danh mục miễn thuế
b.1) Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này kèm hồ sơ, báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
Sau khi Lãnh đạo đơn vị phê duyệt vào 02 Danh mục miễn thuế, 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi, công chức vào sổ theo dõi Danh mục miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi và chuyển bộ phận văn thư để đóng dấu, phát hành, gửi trả cho chủ dự án 01 bản chính Danh mục miễn thuế, 01 bản chính Phiếu theo dõi trừ lùi; lưu 01 bản chính Danh mục miễn thuế.
Lưu ý: Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền thì chỉ có Danh mục miễn thuế, không có Phiếu theo dõi trừ lùi.
b.2) Trường hợp cần lưu ý cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thực hiện kiểm tra chi tiết (Ví dụ: Kiểm tra điều kiện tạo tài sản cố định; kiểm tra điều kiện hàng hóa trong nước chưa sản xuất được;...) công chức xử lý hồ sơ thực hiện:
- Tại Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này, công chức xử lý hồ sơ báo cáo Lãnh đạo đơn vị các nội dung cần lưu ý cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan để thực hiện kiểm tra chi tiết;
- Tại phần ghi chú của cơ quan hải quan trên Danh mục miễn thuế, công chức xử lý hồ sơ ghi rõ các nội dung cần lưu ý để cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thực hiện kiểm tra chi tiết.
c) Trường hợp không tiếp nhận Danh mục miễn thuế
Công chức xử lý hồ sơ lập Tờ trình theo mẫu số 01/TT-TXNK ban hành kèm theo Quy trình này, dự thảo thông báo gửi cho chủ dự án về việc không tiếp nhận Danh mục miễn thuế (hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế) theo mẫu số 06/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BTC kèm hồ sơ báo cáo Lãnh đạo bộ phận trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
Sau khi Lãnh đạo đơn vị phê duyệt, công chức xử lý hồ sơ chuyển văn bản thông báo kèm toàn bộ hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đến bộ phận văn thư để gửi cho chủ dự án.
Nguồn: Internet
Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Mục 1 Chương I Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Công chức được phân công xử lý hồ sơ (bao gồm cả Danh mục miễn thuế điện tử và Danh mục miễn thuế bản giấy) thực hiện như sau:
1. Kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Kiểm tra sự đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế;
b) Kiểm tra sự hợp lệ: Bản chính, bản chụp.
Kiểm tra chi tiết hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế, đối chiếu với quy định của pháp luật có liên quan hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?
Theo Khoản 2 Điều 2 Mục 1 Chương I Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về kiểm tra chi tiết hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế, đối chiếu với quy định của pháp luật có liên quan hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
2. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế, đối chiếu với quy định của pháp luật có liên quan
a) Kiểm tra thông tin trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế
a.1) Thông tin về doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh;
a.2) Thông tin về dự án: Tên dự án, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án, lĩnh vực, địa bàn thực hiện dự án đầu tư, thời hạn giải ngân của dự án, số lượng lao động của dự án (nếu có), luận chứng kinh tế kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật của dự án;
a.3) Thông tin về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế: Tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, chủng loại, đơn vị tính, trị giá/trị giá dự kiến, mã miễn thuế tương ứng trên Danh mục miễn thuế;
a.4) Thông tin trong các tài liệu có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP;
a.5) Dữ liệu điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu của cơ quan hải quan, các tài liệu, dữ liệu khác có liên quan do cơ quan hải quan thu thập được (nếu có).
b) Kiểm tra điều kiện miễn thuế
b.1) Kiểm tra hàng hóa tại Danh mục miễn thuế để xác định phù hợp với chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi thuế và thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;
b.2) Kiểm tra hàng hóa tại Danh mục miễn thuế để xác định phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án, cơ sở sản xuất, hoạt động sử dụng hàng hóa miễn thuế; phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu kỹ thuật của dự án, các chứng từ tài liệu khác có liên quan (nếu có); phù hợp với số lượng, chủng loại, trị giá từng loại nông sản sẽ thu hoạch được ghi trên Hợp đồng hoặc Thỏa thuận ký kết với phía Campuchia về việc hỗ trợ đầu tư, trồng và nhận lại nông sản;
b.3) Kiểm tra hàng hóa tại Danh mục miễn thuế, nếu có điều kiện trong nước chưa sản xuất được thì phải không thuộc Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b.4) Đối chiếu với các căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo quy định của các Bộ, ngành có liên quan;
b.5) Đối chiếu với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan (nếu có).
Trân trọng!