Cơ quan thuế có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân để kiểm tra không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/10/2023

Cho tôi hỏi cơ quan thuế có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân để kiểm tra không? Câu hỏi từ anh Thiện (Vĩnh Long)

    • Người nộp thuế có trách nhiệm như thế nào trong việc cung cấp thông tin?

      Căn cứ Điều 97 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin:

      Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin

      1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế, thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

      2. Cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông qua kết nối mạng với các hệ thống thông tin của cơ quan quản lý thuế theo yêu cầu.

      Như vậy, trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin như sau:

      - Người nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn thông tin trong hồ sơ thuế, thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

      - Người nộp thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc thông qua kết nối mạng với các hệ thống thông tin của cơ quan quản lý thuế theo yêu cầu.

      Cơ quan thuế có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân để kiểm tra không? (Hình từ Internet)

      Cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân bằng việc yêu cầu ngân hàng cung cấp không?

      Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế như sau:

      Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế

      ...

      2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:

      a) Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

      b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;

      c) Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;

      d) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;

      đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.

      ...

      Đồng thời, tại Mục 1 Công văn 2535/TCT-TTKT năm 2023' onclick="vbclick('8B4E5', '396055');" target='_blank'>Mục 1 Công văn 2535/TCT-TTKT năm 2023 Tổng cục thuế cũng đã có hướng dẫn việc ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

      Từ những quy định trên, có thể khẳng định cơ quan thuế có quyền kiểm tra tài khoản cá nhân của người nộp thuế bằng việc yêu cầu ngân hàng cung cấp.

      Việc yêu cầu ngân hàng cung cấp tài khoản cá nhân của khác hàng được thực hiện nếu khách hàng không thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

      Cơ quan thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong trường hợp nào?

      Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc cơ quan thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong trường hợp sau đây:

      - Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

      - Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

      - Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

      - Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.

      - Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

      - Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.

      - Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.

      - Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn