Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ khoản 10 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ y tế bao gồm: dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp; máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
- Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
- Dịch vụ thú y bao gồm: dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho vật nuôi.
Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định thuế suất:
Điều 9. Thuế suất
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: hàng hóa từ Việt Nam bán cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; hàng hóa từ nội địa Việt Nam bán cho tổ chức trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu; hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh; hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế;
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu;
[...]
Theo đó, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau:
- Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
+ Hàng hóa từ Việt Nam bán cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam
+ Hàng hóa từ nội địa Việt Nam bán cho tổ chức trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu
+ Hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh
+ Hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế
- Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
+ Dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam
+ Dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu khác bao gồm:
+ Vận tải quốc tế; dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam
+ Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp hoặc thông qua đại lý cho vận tải quốc tế
+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan
+ Sản phẩm nội dung thông tin số cung cấp cho bên nước ngoài và có hồ sơ, tài liệu chứng minh tiêu dùng ở ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ
+ Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp để xuất khẩu theo quy định của pháp luật
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
Lưu ý: Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% bao gồm:
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài
- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài
- Dịch vụ cấp tín dụng
- Chuyển nhượng vốn
- Sản phẩm phái sinh
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông
- Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024
- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu
- Xăng, dầu mua tại nội địa bán cho cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là khi nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng:
Điều 8. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
b) Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây do Chính phủ quy định:
a) Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu;
b) Dịch vụ viễn thông;
c) Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm;
d) Hoạt động cung cấp điện, hoạt động sản xuất điện, nước sạch;
đ) Hoạt động kinh doanh bất động sản;
e) Hoạt động xây dựng, lắp đặt và hoạt động dầu khí.
Theo quy định trên, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngoài ra, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ sau thì do Chính phủ quy định:
- Dịch vụ viễn thông
- Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm