9 Nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025?

9 Nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025? Người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?

9 Nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025?

Ngày 23/10/2024, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 định hướng Chương trình thanh tra năm 2025.

Theo đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 quy định 9 nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025 như sau:

(1) Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; xây dựng; kinh doanh chế tác vàng, bạc, đá quý; hoạt động vui chơi giải trí; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử...

(2) Doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra

(3) Doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án

(4) Doanh nghiệp phát hành chứng khoán trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng

(5) Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực

(6) Doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn

(7) Doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, có rủi ro về hoàn thuế hoặc được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế

(8) Doanh nghiệp có phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

(9) Doanh nghiệp có thông tin giao dịch đáng ngờ do Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan Hải quan cung cấp

9 Nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025?

9 Nhóm doanh nghiệp Tổng cục Thuế tập trung thanh tra, kiểm tra thuế năm 2025? (Hình từ Internet)

Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:

Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
[...]

Như vậy, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước

- Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu

- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan

- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề

- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền

- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật

Người nộp thuế có quyền và nghĩa vụ gì trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?

Căn cứ Điều 111 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như sau:

- Người nộp thuế có các quyền sau đây:

+ Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế

+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

+ Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế

+ Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế

+ Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế

- Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp

+ Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra

+ Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;