Vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục có được cách ly với bị cáo không?

Vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục có được cách ly với bị cáo không? Việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức khi xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?
Những vụ án hình sự nào thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự?

Chào anh chị Luật sư. Cạnh nhà tôi có một bé gái 17 tuổi. Do bố mẹ của bé đi làm xa nên một ngày bé bị một người đàn ông lạ mặt thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Sau đó bé này la lớn và tôi là người đi trình báo công an bắt giữ người đàn ông đấy. Tôi có thắc mắc là khi tiến hành xét xử thì bị cáo có được cách ly với người bị hại không?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

1. Vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục có được cách ly với bị cáo không? 

Tại Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định việc tiếp xúc giữa người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo, theo đó: 

1. Trong quá trình xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán;
b) Những vụ án có người bị hại là người dưới 10 tuổi;
c) Những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội đồng xét xử xét thấy cần phải cách ly để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Trong quá trình xét xử những vụ án quy định tại khoản 1 Điều này, người bị hại tham gia phiên tòa ở phòng cách ly. Thông tin về diễn biến phiên tòa cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ được truyền qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh hoặc được thực hiện bằng phương thức khác nhưng phải bảo đảm cho họ theo dõi đầy đủ diễn biến phiên tòa và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người đại diện, người giám hộ, chuyên gia hoặc cán bộ tâm lý - xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em phải có mặt ở phòng cách ly để hỗ trợ người bị hại tham gia phiên tòa.

Theo đó, khi trong vụ án hình sự xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thì Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo. Với trường hợp trên thì bé gái 17 tuổi sẽ được Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bé gái đấy ra xa người đàn ông đã có hành vi xâm hại tình dục với bé.

2. Việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức khi xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức, theo đó:

1. Những người sau đây phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án:
a) Người đại diện của người dưới 18 tuổi;
b) Đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập;
c) Đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.
2. Trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.

Như vậy, việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức khi xét xử có người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định nêu trên của pháp luật. 

3. Những vụ án hình sự nào thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự, theo đó: 

1. Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.
3. Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

Do đó, những vụ án hình sự nêu trên sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại chi phí tố tụng theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;