Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

"> Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

">

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự như thế nào?

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự như thế nào?

Tại Điều 51 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự như sau:

1. Kiểm sát viên chủ động phối hợp, yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp đầy đủ biên bản ghi lời khai và các tài liệu liên quan đến việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự để kiểm sát. Khi thấy có người làm chứng, bị hại, đương sự chưa được lấy lời khai, thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra kịp thời lấy lời khai.

2. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ biên bản ghi lời khai, trình tự, thủ tục lấy lời khai; việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, bị hại, đương sự.

Khi phát hiện lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự chưa rõ, không khách quan, không phù hợp hoặc mâu thuẫn với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác, thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy lời khai bổ sung; nếu phát hiện vi phạm trong việc lấy lời khai, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra khắc phục ngay.

3. Trong quá trình điều tra và sau khi kết thúc điều tra, để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc để quyết định việc truy tố, Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong các trường hợp sau đây:

a) Có căn cứ xác định việc lấy lời khai của Điều tra viên, Cán bộ điều tra không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật;

b) Trong trường hợp lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được;

c) Có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

d) Trường hợp cần thiết khác để làm rõ chứng cứ, tài liệu.

Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên lập được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

Nguồn: Internet

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?

Tại Điều 52 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc đối chất trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:

1. Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc đối chất. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản đối chất.

2. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai giữa các bị can, bị hại, người làm chứng, đương sự mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc đối chất.

3. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên trong khi đối chất theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Trong quá trình đối chất, khi thấy còn những vấn đề chưa được làm rõ thì yêu cầu Điều tra viên tiếp tục hỏi để làm rõ.

4. Khi đã yêu cầu đối chất mà Điều tra viên không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất và lập biên bản đối chất theo quy định tại Điều 178 và Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự. Biên bản đối chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như thế nào?

Tại Điều 53 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói như sau:

1. Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản nhận dạng, nhận biết giọng nói.

2. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên khi tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói theo Điều 190 và Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục.

3. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói; nếu Điều tra viên không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
lawnet.vn
Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;