Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân?
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân? Thủ tục tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân?
Ngày 15/03/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư 10/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/5/2024.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định đối tượng thuộc diện tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ, bao gồm:
- Người chấp hành xong án phạt tù, gồm phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chấp hành xong thời gian thử thách đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù chưa được xóa án tích
- Người được đặc xá, gồm phạm nhân được đặc xá và người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá chưa được xóa án tích.
Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù của lực lượng Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Thủ tục tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá:
Thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
1. Khi người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trình diện, Trưởng Công an cấp xã phân công cán bộ trực tiếp làm việc với họ. Nội dung làm việc gồm:
a) Thông báo về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
b) Nắm tâm tư, nguyện vọng của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
c) Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đăng ký và quản lý cư trú, cấp căn cước công dân đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
d) Tư vấn, hỗ trợ thông tin về tạo việc làm, vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và những vấn đề cần thiết khác để sớm tái hòa nhập cộng đồng;
đ) Yêu cầu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan, tổ chức, địa phương nơi làm việc, học tập, cư trú;
e) Lập biên bản làm việc với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, trong đó yêu cầu họ cam kết không vi phạm pháp luật, không tái phạm tội (Mẫu HCD-05);
g) Lập phiếu thông tin người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá (Mẫu HCD-02).
...
Như vậy, thủ tục thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá như sau:
Bước 1: Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trình diện.
Bước 2: Trưởng Công an cấp xã phân công cán bộ trực tiếp làm việc với người đến trình diện
Bước 3: Lập biên bản làm việc với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, trong đó yêu cầu họ cam kết không vi phạm pháp luật, không tái phạm tội
Bước 4: Lập phiếu thông tin người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá được đánh giá và phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá được đánh giá và phân loại thành một trong bốn nhóm sau:
[1] Nhóm A
- Có ý thức chấp hành pháp luật
- Có điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập cộng đồng như đã có việc làm ổn định
- Sống trong môi trường tốt
- Có cuộc sống ổn định
[2] Nhóm B
Có ý thức chấp hành pháp luật nhưng còn gặp khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng như:
- Không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định
- Cuộc sống gặp khó khăn
- Bản thân còn tự ti, mặc cảm
[3] Nhóm C
- Còn chưa có ý thức chấp hành pháp luật, không thực hiện yêu cầu quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ của tổ chức, người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ
- Còn có những điều kiện, khả năng vi phạm pháp luật như sống ở môi trường phức tạp về an ninh, trật tự
- Hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình dễ dẫn đến vi phạm pháp luật
[4] Nhóm D: Đang ở trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trân trọng!