Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự? Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp? Trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

"> Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự? Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp? Trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

">

Quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự?

Quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự? Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự? Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp? Trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự?

Tại Điều 82 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự như sau:

1. Đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố thường xuyên phối hợp với đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để nắm tình hình người bị tạm giữ, tạm giam; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của họ đối với quyết định, hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố để khắc phục hoặc kiến nghị khắc phục.

2. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố phải sao gửi ngay lệnh, quyết định cho Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự những trường hợp từ chối phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giữ, tạm giam để theo dõi và phối hợp thực hiện.

Nguồn: Internet

Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự?

Tại Điều 83 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự như sau:

1. Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án đồng thời thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm.

2. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm thì việc phối hợp được thực hiện theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp?

Tại Điều 84 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:

Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố phải phối hợp với đơn vị kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để nắm và kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định của pháp luật khác có liên quan, Quy chế này và các quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố phải thông báo cho đơn vị kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để theo dõi và phối hợp trả lời, giải thích cho người khiếu nại, tố cáo.

Trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

Tại Điều 86 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:

1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh) để tổng hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
lawnet.vn
Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;