Nơi học sinh của trường giáo dưỡng được khám chữa bệnh?

Nơi học sinh của trường giáo dưỡng được khám chữa bệnh? Có những hình thức khen thưởng - khiển trách đối với học sinh tại trường giáo dưỡng nào? Chế độ lao động tại trường giáo dưỡng theo quy định pháp luật?

Nơi học sinh của trường giáo dưỡng được khám chữa bệnh?

Theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019 thì khi học sinh tại trường giáo dưỡng ốm thì chỉ được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế trong trường giáo dưỡng đúng không? Và việc khám này do ngân sách nhà nước chi trả đúng không?

Trả lời:

Theo Điều 151 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định việc khám chữa bệnh cho học sinh tại trường giáo dưỡng như sau:

1. Học sinh được khám sức khỏe định kỳ; trường hợp học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng; trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng điều trị của trường thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định đưa họ đến điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh do trường giáo dưỡng chi trả.

2. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước cấp. Kinh phí tổ chức cai nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS cho học sinh theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp học sinh được nghỉ học để đưa về gia đình chữa bệnh thì gia đình học sinh phải chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, pháp luật quy định thì học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường, việc điều trị tại cơ sở y tế ngoài trường chỉ áp dụng khi học sinh ốm nặng, thương tật vượt quá khả năng điều trị của nhà trường.

Ngoài ra chi phí điều trị do nhà trường chi trả (Lấy từ ngân sách nhà nước cấp), nếu học sinh được gia đình đưa về chữa bệnh thì gia đình phải chi trả chi phí khám chữa bệnh này.

(Hình ảnh minh họa)

Có những hình thức khen thưởng - khiển trách đối với học sinh tại trường giáo dưỡng nào?

Theo quy định mới nhất về thi hành án hình sự có những hình thức nào về việc khiển trách và khen thưởng nào đối với học sinh tại trường giáo dưỡng?

Trả lời:

Theo Điều 155 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định các hình thức về khiển trách và khen thưởng học sinh tại trường giáo dưỡng như sau:

Đối với học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công, thì có những hình thức khen thưởng sau:

- Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;

- Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.

Đối với học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, có những hình thức xử lý sau:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;

Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.

Trên đây là các hình thức khen thưởng cũng như hình thức khiển trách đối với học sinh trong trường giáo dưỡng.

Chế độ lao động tại trường giáo dưỡng theo quy định pháp luật?

Chế độ lao động của người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 146 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định ngoài việc học tại trường giáo dưỡng thì những người chấp hành tại đây còn tuân theo chế độ lao động, cụ thể như sau:

Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.

Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ sinh hoạt, học tập và bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ khen thưởng của học sinh.

Như vậy, ngoài thời gian học tập thì học sinh phải tham gia lao động tại trường tổ chức, các công việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của học sinh. Pháp luật quy định chặt chẽ về thời gian lao động của học sinh tại trường giáo dưỡng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
lawnet.vn
Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;