Làm thế nào để tranh tụng trong xét xử được bảo đảm?

Làm thế nào để tranh tụng trong xét xử được bảo đảm? Trong vụ án hình sự làm thế nào để chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm? Tài sản thu được của người phạm tội bị xử lý như thế nào?

Làm thế nào để tranh tụng trong xét xử được bảo đảm?

Tôi là sinh viên luật, vừa qua có đi thực tế tại một phiên tòa hình sự để mong làm báo cáo tốt hơn, tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ lắm: Trong vụ án hình sự làm thế nào để tranh tụng trong xét xử được bảo đảm? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định như sau:

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trong vụ án hình sự làm thế nào để chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm?

Trong vụ án hình sự làm thế nào để chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm được quy định như sau:

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Tài sản thu được của người phạm tội bị xử lý như thế nào?

Tôi nhận thấy trong các vụ án hình sự, nhất là các vụ về ma túy, kinh tế và đánh bạc thì số lượng tiền do phạm tôi mà có là rất lớn. Vậy cho tôi hỏi: Sau khi người phạm tội bị bắt thì số tiền do họ phạm tội mà có bị xử lý như thế nào? Người thân của họ có được giữ lại để sử dụng số tiền đó hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Trả lời: Về vấn đề này thì tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

"Điều 106. Xử lý vật chứng

..........

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy."

Căn cứ theo quy định này có thể thấy rằng đối với số tiền do người thực hiện tội phạm mà có thì sẽ bị tịch thu và nộp vào ngân sách nhà nước. Người thân của người phạm tội sẽ không được giữ lại số tiền này để sử dụng bạn nhé.

Trên đây là nội dung trả lời về việc xử lý tài sản thu được của người phạm tội. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trân trọng!

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại chi phí tố tụng theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;