Kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/09/2022

Kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân? Kết thúc việc giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

Mong ban biên tập tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

      Theo Điều 26 Thông tư 129/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('708CE', '374981');" target='_blank'>Điều 26 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo:

      1. Căn cứ kết quả xác minh nội dung tố cáo, Tổ trưởng Tổ xác minh dự thảo kết luận nội dung tố cáo trình người giải quyết tố cáo ký. Trường hợp giao cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và dự thảo kết luận nội dung tố cáo trình người giải quyết tố cáo ký.

      2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau:

      a) Nội dung tố cáo; kết quả xác minh nội dung tố cáo;

      b) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;

      c) Kết luận từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có); kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong nội dung tố cáo đúng, đúng một phần;

      d) Các biện pháp xử lý, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra theo thẩm quyền của người giải quyết tố cáo;

      đ) Nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra;

      e) Nội dung kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      Văn bản kết luận nội dung tố cáo thực hiện theo biểu mẫu quy định.

      3. Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo hoặc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Tố cáo thì ngoài các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này, người giải quyết tố cáo phải kết luận về nội dung vi phạm pháp luật, trách nhiệm, nguyên nhân vi phạm pháp luật của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.

      4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

      5. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo không đồng ý với kết luận nội dung tố cáo thì có quyền kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về việc giải quyết tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của người đã kết luận nội dung tố cáo giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, kiểm tra các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Tố cáo để xem xét, quyết định việc giải quyết lại vụ việc tố cáo; trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo không đồng ý nhưng không có tài liệu, chứng cứ gì mới thì không xem xét, giải quyết. Việc không xem xét, giải quyết được thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết.

      2. Kết thúc việc giải quyết tố cáo trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân?

      Căn cứ Điều 29 Thông tư 129/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('708CE', '374981');" target='_blank'>Điều 29 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định kết thúc việc giải quyết tố cáo, như sau:

      1. Sau khi hoàn thành việc công khai kết luận nội dung tố cáo quy định tại Điều 28 Thông tư này thì kết thúc việc giải quyết tố cáo; Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm tổ chức họp Tổ xác minh để đánh giá ưu, khuyết điểm rút kinh nghiệm qua giải quyết tố cáo.

      2. Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ, trình người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra, cơ quan, tổ chức khác được giao xác minh nội dung tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn