Hành vi nào bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố? Có bao nhiêu hình thức phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:
- Thu thập, tiết lộ trái phép thông tin về tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố hoặc lợi dụng để thu thập, cung cấp trái phép thông tin cá nhân, thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
- Sử dụng thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố vào mục đích cá nhân hoặc các mục đích khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định 2 hình thức phối hợp như sau:
Hình thức phối hợp
1. Trao đổi trực tiếp: Tổ chức họp liên ngành theo các cấp độ chuyên viên hoặc lãnh đạo liên ngành, thành lập tổ, đoàn công tác liên ngành để hướng dẫn hoặc các hình thức phối hợp trực tiếp khác phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
2. Trao đổi gián tiếp: Trao đổi cung cấp thông tin qua văn bản, phương tiện liên lạc điện tử và các hình thức phối hợp gián tiếp khác.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố bao gồm 2 hình thức là trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp.
Trường hợp tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp trao đổi thông tin như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự
1. Trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, Cơ quan điều tra trao đổi thông tin với đơn vị chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để được hướng dẫn, giải quyết.
2. Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giải quyết yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, thông tin kết quả chuyển hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đến cơ quan đầu mối phối hợp của các nước cho Cơ quan điều tra. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, tài liệu, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi ngay để Cơ quan điều tra thực hiện.
3. Chậm nhất 05 ngày, kể từ khi nhận được kết quả trả lời yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của các nước về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải trao đổi và chuyển cho Cơ quan điều tra có yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp Bộ Công an đánh giá việc tiếp nhận thực hiện, hoãn hoặc từ chối tiếp nhận. Trường hợp quyết định thực hiện, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, chuyển giao cho Bộ Công an để phân công Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp Bộ Công an giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài.
Như vậy, trường hợp tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp Bộ Công an đánh giá việc tiếp nhận thực hiện, hoãn hoặc từ chối tiếp nhận.
Trường hợp quyết định thực hiện, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, chuyển giao cho Bộ Công an để phân công Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp Bộ Công an giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài.
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực từ ngày 25/5/2023
Trân trọng!