Giám đốc thẩm vụ án hình sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch. Thời gian gần đây, tôi thấy dư luận quan tâm nhiều đến diễn biến của hoạt động xét xử một số vụ án hình sự nổi bật nên muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Tôi thấy một vài tài liệu đề cập đến hoạt động giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Tôi thắc mắc giám đốc thẩm là gì? Vấn đề này tôi có thể xem thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Quỳnh Chi (chi***@gmail.com)

"> Giám đốc thẩm vụ án hình sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch. Thời gian gần đây, tôi thấy dư luận quan tâm nhiều đến diễn biến của hoạt động xét xử một số vụ án hình sự nổi bật nên muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Tôi thấy một vài tài liệu đề cập đến hoạt động giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Tôi thắc mắc giám đốc thẩm là gì? Vấn đề này tôi có thể xem thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Quỳnh Chi (chi***@gmail.com)

">

Giám đốc thẩm vụ án hình sự là gì?

Giám đốc thẩm vụ án hình sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch. Thời gian gần đây, tôi thấy dư luận quan tâm nhiều đến diễn biến của hoạt động xét xử một số vụ án hình sự nổi bật nên muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này. Tôi thấy một vài tài liệu đề cập đến hoạt động giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Tôi thắc mắc giám đốc thẩm là gì? Vấn đề này tôi có thể xem thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Quỳnh Chi (chi***@gmail.com)

Giám đốc thẩm được định nghĩa tại Điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Theo quy định pháp luật, bản chất của Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một trình tự tố tụng đặc biệt, nhiệm vụ xét lại các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo cho vụ án được giải quyết khách quan và chính xác.

Đối tượng được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật (chưa hoặc đang thi hành) nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trường hợp có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhưng vi phạm đó chưa đến mức nghiêm trọng sẽ không được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Về căn cứ kháng nghị, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Về thẩm quyền kháng nghị, pháp luật hiện hành trao cho các chủ thể sau được quyền kháng nghị bản án, quyết định hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại chi phí tố tụng theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;