"> ">

Có được từ chối ra tòa làm nhân chứng?

Tôi có chứng kiến một vụ đâm nhau của hai gia đình hàng xóm và công an đã lấy lời khai, tôi có ký tên vào biên bản lời khai này rồi. Mới đây tôi lại nhận được giấy triệu tập của tòa án mời lên dự tòa, tôi không muốn đi vì sau khi cho lời khai, một bên hàng xóm có vẻ rất tức giận, nhiều lần chửi bới bóng gió rằng tôi "không biết gì mà nói tầm bậy". Tôi không muốn dính dáng vụ việc này vì sợ trả thù, tôi không muốn ra tòa. Tôi có thể từ chối đến tòa hay không? Nếu tôi không đến tòa thì liệu có bị xử lý gì hay không? (Nguyễn Mỹ - P.Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM)

Theo quy định luật hình sự, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

- Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

- Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

- Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999.

Trường hợp của bạn Mỹ: bạn đã được cơ quan tố tụng xác định là người làm chứng thì bạn có các quyền về yêu cầu bảo vệ an toàn và nghĩa vụ phải tham gia làm chứng trong quá trình tố tụng.

Khi bạn đã được tòa triệu tập tham dự thì bạn phải chấp hành.

Nếu bạn có đã có lời khai của người làm chứng đầy đủ và có đơn đề nghị tòa xét xử vắng mặt người làm chứng thì tòa xem xét. Việc vắng mặt của bạn tại tòa phải đáp ứng 2 điều kiện đó là: có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của bạn không gây trở ngại cho việc xét xử.

Việc vắng mặt của bạn tại tòa sẽ do tòa quyết định. Nếu Tòa đã triệu tập bạn đến tòa vì nếu bạn vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử thì bạn phải đến. Nếu không thì bạn sẽ bị dẫn giải theo quy định pháp luật.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
lawnet.vn
Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?
lawnet.vn
Quản tài viên là gì? Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả?
lawnet.vn
Người nước ngoài có được làm hòa giải viên lao động không? Khi nào hòa giải viên lao động bị miễn nhiệm?
lawnet.vn
Khởi tố vụ án hình sự khác với khởi tố bị can như thế nào trong tố tụng hình sự?
lawnet.vn
Tiếp xúc lãnh sự là gì? Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Tội phạm nào chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo pháp luật về tố tụng hình sự?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;