Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả?

Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự?

Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào?

Tại Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về chi phí tố tụng như sau:

Chi phí tố tụng

1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.

2. Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.

3. Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

4. Chi phí tố tụng gồm:

a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;

b) Chi phí giám định, định giá tài sản;

c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hiện nay, chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự sẽ bao gồm:

- Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;

- Chi phí giám định, định giá tài sản;

- Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự gồm những khoản nào? Ai có trách nhiệm chi trả? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự?

Tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí như sau:

Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí

1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.

2. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.

3. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.

4. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người có trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự là các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả. Trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.

Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

Chi phí giám định, định giá tài sản do ai chi trả?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 30/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP quy định chi phí định giá, định giá lại tài sản:

Chi phí định giá, định giá lại tài sản

1. Chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Hàng năm, căn cứ thực tế chi phí định giá, định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện việc chi trả.

2. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản của Hội đồng định giá, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản cho Hội đồng định giá.

Thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật về chi phí giám định, định giá trong tố tụng.

...

Như vậy, chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Hàng năm, căn cứ thực tế chi phí định giá, định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản.

- Sau đó tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện việc chi trả.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
lawnet.vn
Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết? Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, đối tượng nào không được làm Hội thẩm nhân dân?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;