Chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân

Chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân tại trạm giam?

Chế độ thăm gặp thân nhân của phạm nhân được quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2011/TT-BCA cụ thể:

“1. Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang bị giam tại buồng kỷ luật), mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện) cho phép kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng trong nhà thăm gặp không quá 24 giờ.

2. Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ; nếu chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ.

3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân được gặp thân nhân theo chế độ gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết theo quy định. Thời gian thăm gặp trong ngày buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút.”

Thông tư cũng quy định về đối tượng gặp phạm nhân tại Điều 4 như sau:

“1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Khi gặp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật (trừ đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ) và được sử dụng theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án hình sự và quy định tại Thông tư này.”

 

 

 
 
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại chi phí tố tụng theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm ứng án phí được giải quyết thế nào khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất năm 2024? Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;