Vị thuốc Can khương là gì?

Vị thuốc Can khương là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lê Quang Hùng Đức. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Can khương là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Lê Quang Hùng Đức (hungduc*****@gmail.com)

Khái niệm vị thuốc Can khương được quy định tại Mục 19 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Vị thuốc Can khương là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Vị thước Can khương được chế biến theo ba phương pháp là phương pháp chế biến Gừng thái phiến, phương pháp chế biến Can khương sao vàng và phương pháp chế biến Can khương sao cháy (thán khương). Trong đó:

- Đối với phương pháp chế biến Gừng thái phiến thì lấy các củ gừng già rửa sạch, để khô se, thái phiến vát, dầy 2 - 3 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50- 60°C làm nguyên liệu.

- Đối với phương pháp chế biến Can khương sao vàng thì đem chảo đun nóng già, cho Can khương phiến vào, đảo thật đều tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu vàng. Đổ ra, tãi mỏng cho nguội.

- Đối với phương pháp chế biến Can khương sao cháy (thán khương) thì cho Can khương phiến vào chảo đã được đun nóng già, đảo thật đều tới khi toàn bộ mặt ngoài của phiến có màu đen, có mùi cháy, bên trong có màu nâu. Đổ ra, tãi mỏng để tránh bị cháy.

Vị thuốc Can khương là những phiến mỏng có kích thước dài 3 - 5 cm, dầy 3 - 5 mm, mặt ngoài phiến có màu hơi vàng (Can khương sao vàng), màu đen (Thán khương), nhấm có vị cay, thơm mùi gừng.

Vị thuốc Can khương có vị cay, tính ấm. Quy kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, thận, có công năng ông trung, hồi dương, khứ hàn, thông mạch, chỉ tả, chỉ huyết, chỉ khái và được dùng để chủ trị các bệnh về chân tay giá lạnh, bụng sôi, đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy, ho, nhiều đờm. Các trường hợp bị xuất huyết, thổ huyết, băng huyết dùng thán khương.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Can khương. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam dành cho người thân làm ngành y tế hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời dẫn chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc mừng Thầy thuốc Việt Nam 27 2 hay, ý nghĩa nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại bệnh ung thư nào không cần phải xin giấy chuyển tuyến năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;