Từ 01/01/2024, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/02/2023

Xin hỏi theo quy định mới, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện nào? - Câu hỏi của Thanh Thuỳ (TP HCM).

    • Từ 01/01/2024, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện nào?

      Căn cứ Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định điều kiện người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

      Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

      1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.

      2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

      3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.

      4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.

      5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Như vậy, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện sau:

      +) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn;

      +) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

      (Hình từ Internet)

      Từ năm 2024, thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc nào?

      Theo Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định nguyên tắc thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

      Thực hành khám bệnh, chữa bệnh

      1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;

      b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

      2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

      a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;

      b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;

      c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;

      d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;

      đ) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;

      e) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.

      3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Theo đó, từ 01/01/2024, thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

      +) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;

      +) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;

      +) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;

      +) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;

      + Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;

      +) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.

      Các hình thức nào cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với người thực hành khám bệnh, chữa bệnh?

      Tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục đố với người thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:

      Cập nhật kiến thức y khoa liên tục

      1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.

      2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:

      a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;

      b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;

      c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;

      d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.

      3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

      4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.

      Căn cứ quy định trên, các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với người thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:

      +) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;

      +) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;

      +) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;

      +) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn