Trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại được quy định ra sao?

Xin hãy giúp tôi giải đáp câu hỏi sau: Trách nhiệm chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại được quy định như thế nào?

1. Trách nhiệm chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

Căn cứ Tiểu mục a Mục 6 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về trách nhiệm chủ nuôi chó, mèo khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại như sau:

- Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại;

- Cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương;

- Nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại;

- Không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh Dại.

2. Trách nhiệm cơ quan thú y chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

Căn cứ Tiểu mục b Mục 6 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về trách nhiệm của cơ quan thú y chủ trì, phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền cơ sở khi điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại như sau:

- Cơ quan thú y có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện tiêu hủy ngay động vật mắc bệnh;

- Tiến hành điều tra ổ dịch và lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh Dại;

- Thực hiện tiêm vắc xin Dại để phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh Dại;

- Theo dõi nuôi cách ly động vật nghi mắc Dại cắn người theo quy định;

- Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định; tham mưu cho Ủy ban nhân dân, các ban ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai phòng, chống bệnh Dại theo quy định;

- Báo cáo dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Dại;

- Thông báo cho cơ quan y tế để giám sát, phòng chống bệnh Dại.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 15 gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã áp dụng từ ngày 19/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV theo Nghị định 141?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;