Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được quy định thế nào?

Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một vấn đề liên quan tới lĩnh vực an toàn – vệ sinh thực phẩm mong được ban biên tập tư vấn. Việc tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thanh Trang (trang***@gmail.com)

Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 5 “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT như sau:

a) Khai báo từ người mắc: khi tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:

- Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã ăn.

- Các triệu chứng chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).

- Kiểm tra chất nôn, thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).

- Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người mắc.

b) Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm y tế, phòng khám bệnh, bệnh viện hoặc tư nhân khi phát hiện ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải khai báo ngay với cơ quan y tế có trách nhiệm. Khi tiếp nhận các khai báo này, cần chú ý khai thác các thông tin quan trọng sau:

- Ngộ độc thực phẩm xảy ra với một người hay tập thể.

- Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến, những yếu tố liên quan với tình hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12 giờ) trước đó.

- Kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của người mắc.

- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ là gì.

- Phương pháp xử trí, điều trị.

c) Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý: (doanh nghiệp, trường học, công trường, nông trường, cơ quan đơn vị) cần chú ý các thông tin sau:

- Quy mô phát sinh: tổng số mắc, số phải vào viện.

- Mối liên quan đến ăn uống.

- Cơ sở cung cấp xuất ăn.

- Lưu mẫu thực phẩm nghi ngờ.

- Với trường học: cần chú ý phân biệt tình hình xảy ra với học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cơ sở nào cung ứng thực phẩm.

Trên đây là quy định về việc Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tạiQuyết định 39/2006/QĐ-BYT. 

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
lawnet.vn
Chính thức đã có Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025?
lawnet.vn
Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Bệnh lao là gì? Người nghi mắc bệnh lao có biểu hiện gì?
lawnet.vn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
lawnet.vn
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Có được mua bán chất độc xyanua không? Giết người bằng chất độc xyanua thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;