Sử dụng foocmon và hàn the trong chế biến thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nhã Quyên, hiện đang sống tại Quy Nhơn, Ban biên tập cho tôi hỏi một vấn đề sau: Chủ cơ sở chế biến ở một cơ sở A sau khi bị kiểm tra có phát hiện sử dụng foocmon và hàn the và bị xử phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP:

- Nếu chủ cơ sở này không ký vào biên bản còn dùng chó đuổi cơ quan chức năng đi thì thẩm quyền xử phạt thuộc về ai và việc xử phạt đó có đảm bảo đúng thủ tục quy định không?

- Nếu sự việc trên không được báo cáo mà mãi đến sau này chủ cơ sở bị phát hiện sử dụng tinopal thì chủ cơ sở bị xử phạt như thế nào?

Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi chân thành cảm ơn.

Nhã Quyên (quyen***@gmail.com)

Thứ nhất, vì foocmon và hàn the là những chất bị cấm dùng làm phụ gia thực phẩm do có chứa chất độc nên cơ sở chế biến A sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định 178/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong an toàn thực phẩm quy định như sau:

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.

Vậy với hành vi này, thì cơ sở A sẽ bị phạt thấp nhất là 70 triệu đồng và mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Với mức phạt này thì người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 178/2013/NĐ-CP), Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan Thanh tra chuyên ngành (Khoản 4 Điều 33 Nghị định 178/2013/NĐ-CP) hoặc Cục trưởng Cục cảnh sát (Khoản 6 Điều 34 Nghị định 178/2013/NĐ-CP).

Thứ hai, về hành vi không ký vào biên bản thì chưa có cơ sở để xử lý, về hành vi dùng chó đuổi cơ quan chức năng thì tùy vào mức độ và sự nguy hiểm của hành vi để có thể xem xét áp dụng Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên vấn đề này không làm thay đổi người có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi sử dụng chất cấm trong thực phẩm.

Thứ ba, về vấn đề chủ cơ sở bị phát hiện hành vi vi phạm sau một thời gian rất lâu kể từ lúc thực hiện hành vi thì theo Điều 39 Nghị định 178/2013/NĐ-CP sẽ áp dụng quy định nào có lợi hơn cho người vi phạm giữa quy định tại thời điểm thực hiện hành vi và quy định tại thời điểm bị phát hiện (mức xử phạt tại quy định cũ là từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng, thấp hơn mức phạt hiện hành).

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng chất cấm dùng làm phụ gia thực phẩm (foocmon, hàng the). Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam dành cho người thân làm ngành y tế hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời dẫn chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc mừng Thầy thuốc Việt Nam 27 2 hay, ý nghĩa nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại bệnh ung thư nào không cần phải xin giấy chuyển tuyến năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;