Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/09/2022

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? Chẩn đoán xét nghiệm bệnh trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào? 

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

      Tại mục 3 Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374413');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      3. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin

      3.1. Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo.

      3.2. Thời gian tiêm phòng

      a) Hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 3 - 4. Ngoài ra, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ.

      b) Liều lượng, cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

      3.3. Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất 70% tổng đàn.

      3.4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn. Trong vòng 07 ngày trước đợt tiêm phòng và trong thời gian triển khai tiêm phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo hằng ngày trên các phương tiện truyền thông cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về địa điểm và ngày tiêm phòng.

      3.5. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin Dại trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại cho chủ vật nuôi có chó, mèo được tiêm phòng vắc xin Dại.

      2. Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

      Theo mục 6 Phụ lục 15 Ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374413');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      6. Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra

      6.1. Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:

      a) Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại.

      b) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

      c) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

      d) Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

      6.2. Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt trong thời gian có dịch.

      6.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.

      6.4. Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

      3. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?

      Căn cứ mục 7 Phụ lục 15 Ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT' onclick="vbclick('4C89B', '374413');" target='_blank'>Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

      7. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh

      7.1. Loại bệnh phẩm: Đầu của chó, mèo mắc bệnh, chết.

      7.2. Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm

      a) Người lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh dại phải sử dụng bảo hộ cá nhân gồm găng tay dày hoặc đeo 3 lớp găng tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế, tạp dề, ủng cao su;

      b) Cố định phần đầu của xác chó, mèo, dùng dao cắt đầu ở vị trí đốt Atlas đầu tiên sau gáy.

      7.3. Bao gói và bảo quản: Bọc 3 lớp nilon và cho vào hộp bảo ôn có đá lạnh để bảo quản; dán nhãn, ghi rõ bệnh phẩm đã lấy. Chuyển ngay bệnh phẩm đến phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Bệnh phẩm phải được gửi kèm theo phiếu gửi Mẫu bệnh phẩm, ghi rõ bệnh sử, triệu chứng, đặc điểm dịch tễ. Nếu chưa gửi đi xét nghiệm ngay thì giữ trong ngăn mát tủ lạnh từ 2°C đến 8°C tối đa trong 48 giờ.

      7.4. Cục Thú y hướng dẫn cụ thể quy trình lấy mẫu và chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Dại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn