Người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong những trường hợp nào?

Xin hỏi theo quy định mới, trường hợp nào người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh? - Câu hỏi của Thành Tín (Hải Phòng).

Người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định các trường hợp người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh như sau:

Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;

b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.

3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;

b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.

Như vậy, người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong những trường hợp sau:

+) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;

+) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này (phải có người phiên dịch);

+) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài (phải có người phiên dịch).

Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.

(Hình từ Internet)

Trường hợp nào người hành nghề nước ngoài phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Theo Điều 37 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Nội dung đăng ký hành nghề

1. Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.

2. Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.

3. Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.

4. Thời gian hành nghề.

5. Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này.

Theo đó, người hành nghề nước ngoài phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau:

+) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;

+) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài hành nghề có giá trị đến khi nào?

Tại khoản 4 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) về giá trị của quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài hành nghề như sau:

Quy định chuyển tiếp

1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.

2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

3. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được áp dụng; đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2031.

...

Căn cứ quy định trên, quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài hành nghề được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2031.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm, hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục dược liệu độc làm thuốc áp dụng từ ngày 10/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh không hoạt động bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;