Mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng điều kiện gì? Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng điều kiện gì? Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 42 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định mở phòng khám đa khoa cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

- Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:

+ Có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;

+ Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

- Cơ sở vật chất, nhân sự:

+ Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu diện tích như sau:

Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2;

Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có tối thiểu từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu 05 m2 trên một giường bệnh;

Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10 m2;

Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.

+ Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.

+ Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng điều kiện gì? Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa được điều chỉnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Tại Điều 54 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều chỉnh giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa như sau:

Điều chỉnh giấy phép hoạt động

1. Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;

b) Thay đổi quy mô hoạt động;

c) Thay đổi thời gian làm việc;

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;

đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.

2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực;

b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

...

Như vậy, giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

- Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Thay đổi quy mô hoạt động;

- Thay đổi thời gian làm việc;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.

Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa sẽ được cấp lại khi nào?

Tại khoản 1 Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định những trường hợp được cấp lại giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:

Cấp lại giấy phép hoạt động

1. Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hoạt động bị mất;

b) Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;

c) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.

...

Như vậy, giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa sẽ được cấp lại khi:

- Giấy phép hoạt động bị mất;

- Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;

- Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 15 gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã áp dụng từ ngày 19/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV theo Nghị định 141?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;