Lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
Lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 37 năm 2025 với chủ đề Non sông liền một dải. Dưới đây là lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025:
[1] Giai đoạn 1: Xuất phát từ miền Bắc
Chặng 1: Vòng đua TP. Tuyên Quang – 46 km
Chặng 2: Tân Trào (Tuyên Quang) – Vĩnh Phúc – Đông Anh (Hà Nội) – 120 km
Chặng 3: Vòng đua Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) – 42,5 km
Chặng 4: Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – 115 km
Chặng 5: Thanh Hóa – Vinh (Nghệ An) – 139 km
Chặng 6: Chặng đồng đội tính giờ Cửa Lò (Nghệ An) – 24 km
Nghỉ tự do tại Nghệ An
[2] Giai đoạn 2: Chinh phục miền Trung
Chặng 7: Vinh (Nghệ An) – Hà Tĩnh – Đồng Hới (Quảng Bình) leo đèo Ngang – 197,5 km
Chặng 8: Đồng Hới (Quảng Bình) – TP. Huế – 171,5 km
Chặng 9: Vòng đua Tràng Tiền – Phú Xuân (TP. Huế) – 42 km
Chặng 10: Huế – Đà Nẵng leo đèo Phước Tượng, Phú Gia và đèo Hải Vân – 117,5 km
Chặng 11: Đà Nẵng – Tam Kỳ (Quảng Nam) – 86 km
Chặng 12: Quảng Ngãi – Quy Nhơn (Bình Định) – 179 km
Nghỉ tự do tại TP. Quy Nhơn
[3] Giai đoạn 3: Tây Nguyên – Nam Trung Bộ
Chặng 13: Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) leo đèo An Khê & đèo Mang Yang – 166 km
Chặng 14: Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – 179 km
Chặng 15: Vòng đua TP. Buôn Ma Thuột – 46,5 km
Chặng 16: Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Nha Trang (Khánh Hòa) – 190 km
Chặng 17: Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) leo đèo Khánh Lê & đèo Giang Ly – 141 km
Chặng 18: Vòng đua Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) – 51 km
Nghỉ tự do tại TP. Phan Thiết
[4] Giai đoạn 4: Chặng đua nước rút quyết định
Chặng 19: Phan Thiết (Bình Thuận) – Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) – 169 km
Chặng 20: Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) – Biên Hòa (Đồng Nai) – 134,5 km
Chặng 21: Biên Hòa (Đồng Nai) – Bình Dương – Hồng Ngự (Đồng Tháp) – 133 km
Chặng 22: Hồng Ngự (Đồng Tháp) – Vĩnh Long – 117 km
Chặng 23: Cần Thơ – Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre – 134,5 km
Chặng 24: Bến Tre – Tiền Giang – Long An – Củ Chi – Tây Ninh – 172 km
Chặng 25: Tây Ninh – Củ Chi – Bình Dương – Tp. Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh – 139 km
Tổng lộ trình: 3052,5 km
Lịch đua xe đạp Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025? (Hình từ Internet)
Liên đoàn thể thao quốc gia có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 71 Luật Thể dục, Thể thao 2006 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định liên đoàn thể thao quốc gia có quyền và nghĩa vụ sau:
- Tập hợp, đoàn kết, động viên các thành viên tham gia phát triển môn thể thao trong nước.
- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của môn thể thao.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách phát triển môn thể thao.
- Huy động mọi nguồn lực phát triển môn thể thao; tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ hoạt động thể thao theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
- Được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ này theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia và giải thể thao quốc tế tại Việt Nam theo thẩm quyền.
- Quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao; cử vận động viên, đội tuyển thể thao tham gia thi đấu quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao và tổ chức triển khai, quản lý, điều hành sau khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
- Hướng dẫn các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ở ngành, địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công nhận thành tích thi đấu thể thao, đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
- Công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn tổ chức giải thể thao thành tích cao
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 73 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương:
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương
1. Tổ chức các giải thể thao theo thẩm quyền; quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao của ngành, địa phương.
2. Thực hiện phát triển thể thao chuyên nghiệp ở ngành, địa phương.
3. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 71 của Luật này.
Theo đó, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương có quyền và nghĩa vụ sau:
- Tổ chức các giải thể thao theo thẩm quyền; quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao của ngành, địa phương.
- Thực hiện phát triển thể thao chuyên nghiệp ở ngành, địa phương.
- Tập hợp, đoàn kết, động viên các thành viên tham gia phát triển môn thể thao trong nước.
- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của môn thể thao.
- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách phát triển môn thể thao.
- Huy động mọi nguồn lực phát triển môn thể thao; tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ hoạt động thể thao theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các nhiệm vụ do Nhà nước giao theo quy định
- Được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ này theo quy định của pháp luật.